Theo đó, UBND TP.HCM giao Sở Y tế phối hợp với các sở-ngành liên quan đề xuất các giải pháp quản lý, biện pháp kiểm soát ngộ độc và nâng cao điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; quản lý việc kinh doanh và sử dụng phẩm màu, phụ gia thực phẩm một cách hiệu quả; thông tin cho người dân những khuyến nghị trong sử dụng thực phẩm chức năng.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tiếp tục triển khai kế hoạch giám sát các cơ sở giết mổ động vật và kinh doanh thịt gia súc, gia cầm đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản xếp loại C và công khai kết quả trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Sở Công Thương tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị; phát triển nhanh mô hình chợ an toàn thực phẩm; duy trì hoạt động kiểm soát thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc và không để thực phẩm giả, kém chất lượng lưu thông trên thị trường.
Công an TP.HCM phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện công tác phòng ngừa, đấu tranh đối với các hành vi vận chuyển, buôn bán, kinh doanh thực phẩm, các loại gia súc, gia cầm, thực phẩm chức năng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, sử dụng các chất cấm để chế biến, bảo quản thực phẩm…
Ngoài ra, UBND các quận-huyện có trách nhiệm kiểm tra, xử phạt nghiêm minh các cơ sở, điểm giết mổ gia súc, gia cầm không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh; xây dựng lộ trình từng bước giảm dần các điểm, hộ giết mổ thủ công trong khu dân cư và chợ truyền thống không đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.
UBND TP.HCM sẽ ban hành chính sách hỗ trợ về xây dựng mới các cơ sở giết mổ tập trung đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, tạo môi trường cạnh tranh thuận lợi cho các cơ sở giết mổ tập trung công nghiệp, bán công nghiệp và tập trung thủ công.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận