03/10/2005 10:13 GMT+7

TP.HCM sẽ có trường đại học đa ngành

Theo Sài Gòn Giải Phóng
Theo Sài Gòn Giải Phóng

Đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực là một trong những khuynh hướng đổi mới để hội nhập của giáo dục ĐH Việt Nam. Đối với Trường CĐ Sư phạm TP.HCM đang trong quá trình nâng cấp thành Trường ĐH Sài Gòn, thì đây càng là một tiêu chí hết sức cần thiết.

9EN2wVK0.jpgPhóng to
Trường CĐ Sư phạm TP.HCM đang trong quá trình nâng cấp thành Trường ĐH Sài Gòn

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi cùng Tiến sĩ Nguyễn Viết Ngoạn, Ủy viên Hội đồng ĐH TP.HCM, Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm TP.HCM chung quanh vấn đề trên.

* Chúng tôi vừa nhận thông tin Bộ GD-ĐT đã có quyết định cho phép Trường CĐ Sư phạm TP.HCM được đào tạo một số ngành ngoài sư phạm?

- TS NGUYỄN VIẾT NGOẠN: Đúng như vậy. Vừa qua chúng tôi có lập đề án trình Bộ GD-ĐT xin được đào tạo 9 ngành ngoài sư phạm và đã được Bộ phê duyệt cho đào tạo 7 ngành.

* Xin tiến sĩ nói rõ hơn?

- Đó là các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội và kỹ thuật - công nghệ. Cụ thể là: Khoa học máy tính, Khoa học môi trường, Thư viện thông tin, Quản trị văn phòng, Kế toán, Tiếng Anh Thương mại - Du lịch và Việt Nam học. Dự kiến tới đây, chúng tôi sẽ tiếp tục lập Đề án để xin mở thêm 3 - 5 ngành đào tạo ngoài sư phạm nữa.

* Chúng tôi cũng đã có thông tin, việc nâng cấp Trường CĐ Sư phạm thành ĐH Sài Gòn đã được Bộ GD-ĐT đưa vào kế hoạch, chuẩn bị thẩm định liên bộ để trình Chính phủ phê duyệt?

- TP.HCM giữ vững vai trò là một trung tâm về nhiều mặt của cả nước, đồng thời sẽ là một trung tâm khoa học - công nghệ và tài chính - thương mại của khu vực. Để chủ động hơn nữa trong việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, nhằm phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, từ cuối năm 2003, thành phố đã lập đề án xây dựng và thành lập Trường ĐH Sài Gòn trên cơ sở nâng cấp Trường CĐ Sư phạm TP.HCM.

Bộ GD-ĐT rất ủng hộ đề án thành lập Trường ĐH Sài Gòn đa ngành, đa cấp, nhằm đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Việc thành lập Trường ĐH Sài Gòn phù hợp quy hoạch mạng lưới các trường ĐH-CĐ và Bộ GD-ĐT đã báo cáo với Chính phủ vào tháng 1-2005. Đến nay, có thể nói chúng ta đang ở giai đoạn cuối hết sức gấp rút trên lộ trình này, khi mà mọi điều kiện đã được bổ sung hoàn thiện.

0heU6kKm.jpgPhóng to

Tiến sĩ Nguyễn Viết Ngoạn

* Vậy thì, khi ĐH Sài Gòn ra đời, việc đào tạo đội ngũ giáo viên của thành phố sẽ tiếp tục như thế nào, thưa tiến sĩ?

- Trường ĐH Sài Gòn là trường đào tạo đa ngành, đa cấp, cho nên ngoài khối kinh tế - xã hội và kỹ thuật - công nghệ, thì việc đào tạo khối sư phạm cũng là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm tăng cường trình độ cho đội ngũ giáo viên của thành phố. Thực ra, mô hình của Trường ĐH Sài Gòn cũng giống như mô hình ĐH của các nước. Trong các ĐH (university) họ đều có khoa Giáo dục mà bên ta gọi là sư phạm để đào tạo giáo viên.

Trong giai đoạn trước mắt, ĐH Sài Gòn sẽ đào tạo chính quy giáo viên THCS có trình độ ĐH Sư phạm, giáo viên tiểu học, mầm non có trình độ CĐ Sư phạm. Ngoài ra, ĐH Sài Gòn tiếp tục đào tạo chuyên tu bồi dưỡng, nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên hiện nay của thành phố, nhằm đến năm 2010 sẽ có 100% giáo viên THCS, 50% - 70% giáo viên tiểu học, 30% - 40% giáo viên mầm non đạt trình độ ĐH Sư phạm.

Thực ra, không phải đợi đến bây giờ mà lâu nay trên thực tế, trường chúng tôi cũng đã đào tạo ở cấp độ ĐH. Cụ thể là, chúng tôi đã liên kết với ĐH Sư phạm Huế tham gia đào tạo được 12 khóa ĐH hóa cho giáo viên THCS của thành phố với hơn 10.000 người đã có bằng cử nhân ĐH Sư phạm. Chúng tôi cũng được giao tổ chức và tham gia đào tạo với ĐH Sư phạm Hà Nội và Viện Nghiên cứu chiến lược giáo dục được 2 khóa cao học Quản lý giáo dục và Phương pháp bộ môn.

* Còn đội ngũ giảng viên để đào tạo khối Kinh tế - Xã hội và Kỹ thuật - Công nghệ thì sao?

- Trong những năm qua, do tích cực đào tạo bồi dưỡng trong và ngoài nước, đội ngũ giảng viên của trường chúng tôi hiện có trên 300 người, trong đó đã có 50% đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Trong giai đoạn trước mắt, sẽ có một bộ phận giảng viên của trường tham gia đào tạo các ngành khối Kinh tế - Xã hội và Kỹ thuật - Công nghệ. Chúng tôi sẽ tiếp tục tuyển chọn thêm các giảng viên cơ hữu để giảng dạy khối đa ngành này.

Việc tuyển chọn sẽ ưu tiên cho những người có trình độ sau ĐH, nhất là các TS, GS, PGS. Thành phố cũng sẽ hợp đồng với các trường ĐH đóng trên điạ bàn để tham gia đào tạo giai đoạn trước mắt một số chuyên ngành (thuộc đa ngành) cho ĐH Sài Gòn. Theo kế hoạch, đến năm 2008, ĐH Sài Gòn sẽ hoàn toàn chủ động đội ngũ giảng dạy không những ở cấp ĐH mà còn cả sau ĐH cho 2 khối sư phạm và ngoài sư phạm (đa ngành).

* Xin cảm ơn tiến sĩ và xin chúc Trường CĐ Sư phạm TP.HCM sớm được nâng cấp thành ĐH Sài Gòn.

Theo Sài Gòn Giải Phóng
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp