Bến thủy nội địa chùa Hội Sơn Q.9 - Ảnh: Cảng vụ đường thủy nội địa TP.HCM |
Trong 11 bến du lịch đường thủy có bến đường Bình Đông và chùa Long Hoa (Q.8), bến Lò Gốm (Q.6), bến Chùa Hội Sơn (Q.9), bến khu dân cư Bình Hòa (Q.Bình Thạnh), bến đò Phú Xuân, bến Tắc Xuất, bến khu di tích Giồng Chùa (huyện Cần Giờ)…
Tất cả 11 bến được lần lượt xây dựng từ năm 2013 đến nay với kinh phí đầu tư khoảng 20 tỉ đồng.
Có 6 bến do Cảng vụ đường thủy nội địa TP quản lý và cảng vừa đề nghị Sở Giao thông vận tải trình UBND TP bàn giao cho địa phương quản lý 5 bến còn lại.
Trước đó, từ đề xuất của liên Sở Quy hoạch - kiến trúc, Giao thông vận tải, Văn hóa thể thao và du lịch, UBND TP.HCM đã thống nhất đầu tư dự án trên.
TP giao Sở Văn hóa thể thao và du lịch hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch, các nhà đầu tư về tiêu chí, tiêu chuẩn đối với từng tuyến, điểm du lịch và giao các quận huyện thu hút các đơn vị đầu tư nâng cấp các cầu bến, nhà chờ…
Bến thủy nội địa Phú Xuân (huyện Nhà Bè) - Ảnh: Cảng vụ đường thủy nội địa TP |
Theo qui hoạch có 5 tuyến du lịch sẽ đưa vào khai thác gồm: tuyến Công viên bến Bạch Đằng (Q.1) đi kênh Bến Nghé, kênh Tàu Hủ, kênh Lò Gốm đến chùa Long Hoa (Q.8); tuyến Công viên bến Bạch Đằng đi trên sông Sài Gòn đến Thanh Đa - khu du lịch Bình Quới (Q.Bình Thạnh); tuyến Bạch Đằng đi trên sông Sài Gòn đến khu di tích địa dạo Bến Dược, Củ Chi; tuyến Công viên bến Bạch Đằng đi trên sông Sài Gòn, sông Đồng Nai đến chùa Hội Sơn (Q.9) và tuyến bến đò Phú Xuân (huyện Nhà Bè) đi trên sông Nhà Bè, Lòng Tàu, sông Dừa, sông Đồng Tranh, sông Gò Gia, sông Đồng Đình, sông Dinh Bà 2 đến khu sinh quyển Cần Giờ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận