Kiểm tra chất lượng cây tại công viên - Ảnh: ĐƠN VỊ CUNG CẤP
Máy "siêu âm" này dùng bước sóng để phát hiện các cây xanh bị bọng, rỗng bên trong. Đồng thời máy cũng đo được dòng nhựa cây từ rễ lên các cành lá. Đối với những cây yếu, dòng nhựa này sẽ được lưu chuyển chậm và kém hơn cây khỏe mạnh.
"Sau khi siêu âm cây kết hợp với các bước quan sát bằng kinh nghiệm, chúng tôi có thể phát hiện các cây bị sâu hại có nguy cơ ngã đổ để xử lý. Máy này khá cơ động, linh kiện thay thế dễ tìm nên không sợ cảnh phụ thuộc vào đơn vị sản xuất", vị đại diện cho biết.
Vị đại diện đánh giá chiếc máy này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công tác duy tu, bảo dưỡng cây xanh tại TP. Kịp thời phát hiện các cây hư hại có khả năng gây nguy hiểm cho người dân trên đường phố.
Trước đây, ông Lê Công Phương - giám đốc Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh TP.HCM - từng cho biết việc chăm sóc và phát hiện các dấu hiệu sâu bệnh của cây xanh thời gian qua vẫn còn thủ công, dựa vào kinh nghiệm là chính.
Các nhân viên thuộc các xí nghiệp sẽ quan sát trên thân cây để phát hiện mối mọt hoặc cành lá để xác định cây còn tươi hay có dấu hiệu héo úa. "Dù vậy, việc này không đem lại hiệu quả 100% vì có những cây dù xanh tốt bên ngoài nhưng bên trong đã mục ruỗng, hư hại", ông Phương nhìn nhận.
Vào năm 2013, công ty này từng thử nghiệm máy "siêu âm" để phát hiện các dấu hiệu sâu bệnh của cây xanh nhưng sau đó lại không sử dụng. Nguyên nhân là linh kiện thay thế hiếm khiến máy khi hư hỏng khó sửa chữa.
Phân tích số liệu sau khi kiểm tra cây xanh - Ảnh: ĐƠN VỊ CUNG CẤP
Nhân viên Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP.HCM chăm sóc cây trên đường phố - Ảnh: LÊ PHAN
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận