23/11/2021 09:07 GMT+7

TP.HCM cần xây dựng trung tâm dữ liệu mở

Ông LÊ YÊN THANH (CEO Công ty cổ phần công nghệ Phenikaa MaaSBusmap) - MỸ DUNG ghi
Ông LÊ YÊN THANH (CEO Công ty cổ phần công nghệ Phenikaa MaaSBusmap) - MỸ DUNG ghi

TTO - TP.HCM có kho dữ liệu mở theo thời gian thực dùng chung sẽ thúc đẩy việc phát triển các ứng dụng liên quan đến xây dựng thành phố thông minh.

TP.HCM cần xây dựng trung tâm dữ liệu mở - Ảnh 1.

Sinh viên Trường ĐH Sài Gòn đang nghiên cứu khoa học về giống cây trồng - Ảnh: TỰ TRUNG

TP.HCM đã từng đặt mục tiêu xây dựng kho dữ liệu dùng chung, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành được kho dữ liệu này. 

Phần lớn hệ thống dữ liệu mà TP.HCM đang có đều là dữ liệu đóng nên cá nhân, doanh nghiệp, người dân, cơ quan, đơn vị... khi cần sử dụng dữ liệu không có dữ liệu đủ thông tin nên cản trở việc phát triển những công nghệ về sau, gây khó khăn cho quá trình thông minh hóa của TP.

TP.HCM có thể tham khảo mô hình của Singapore để xây dựng kho dữ liệu mở bằng cách xây dựng từ từ các lớp dữ liệu. Với việc ưu tiên xây dựng cơ sở dữ liệu những ngành cơ bản, TP.HCM mất khoảng 2 năm để hoàn thiện phiên bản cơ bản của kho dữ liệu mở dùng chung.

LÊ YÊN THANH

Thông tin không đồng bộ

Một trong những ví dụ thực tế nhất là khi đại dịch COVID-19 lần thứ 4 tràn qua TP.HCM. Do trước đó TP.HCM chưa có những lớp dữ liệu dùng chung như tiêm chủng, bệnh... nên mới gây sự mất kết nối giữa hệ thống PC-COVID với những ứng dụng khác. 

Việc này khiến nhiều ngành phát triển những ứng dụng riêng, gây tổn thất về kinh phí, nguồn lực công nghệ thông tin, lãng phí nguồn lực con người.

Trong khi đó, việc tiêm phòng mỗi nơi làm một kiểu, nơi phải làm thủ công, nơi không kết nối được... khiến thông tin không đồng bộ, gây khó khăn cho công tác tiêm phòng ở nhiều nơi. 

Nếu trước đó TP.HCM có được kho dữ liệu dùng chung nói trên, TP sẽ có những phản ứng tốt hơn với tình hình thực tế, đồng bộ được khá tốt giữa những dữ liệu liên quan đến tiêm chủng và bệnh, tạo thuận lợi cho người dân khi sử dụng các phần mềm và các cơ quan nhà nước như công an, giao thông, y tế... dễ dàng quản lý các vấn đề cần thiết trong giãn cách.

Về phía doanh nghiệp, hiện nay việc khai thác dữ liệu gặp rất nhiều khó khăn vì không có dữ liệu dùng chung. Nên để có thể tích hợp được những dữ liệu đó, phần lớn phải có sự hợp tác với cơ quan đơn vị mới được truy cập hoặc là truy cập những dữ liệu không đầy đủ. Do đó, các công ty phải tự thu thập dữ liệu bằng tay rất khó khăn nên sẽ không mang lại giá trị cho người dùng.

Vì thế, xây dựng được các lớp dữ liệu dùng chung về công cộng sẽ giúp thúc đẩy việc phát triển các ứng dụng liên quan đến xây dựng TP thông minh trong các lĩnh vực từ y tế, giao thông, dịch vụ... 

Khi TP xây dựng được những lớp dữ liệu đó thì các doanh nghiệp, người dân, đơn vị nào cần dùng họ sẽ vào khai thác, từ đó tạo ra những sản phẩm của riêng mình. 

Do đó, để phát triển dựa trên công nghệ, xây dựng TP thông minh, TP.HCM cần phát triển một ứng dụng, một website như là một trung tâm dữ liệu mở để tất cả mọi người có thể vào đăng ký, truy cập vào các nguồn dữ liệu này. Đây đều là những dữ liệu công cộng.

Ưu tiên những ngành mũi nhọn

Thực tế, trước đây TP.HCM cũng đã xây dựng dữ liệu dùng chung rồi nhưng đó chỉ là những lớp dữ liệu cơ bản, chưa đầy đủ nên hiện nay cần xây dựng cho đầy đủ các tính năng. Có như vậy mới thúc đẩy TP phát triển dựa trên công nghệ.

TP.HCM có thể xây dựng dữ liệu dùng chung cho nhiều ngành nghề khác nhau nhưng trước tiên cần tập trung xây dựng dữ liệu dùng chung cho những ngành mũi nhọn của TP như giao thông, y tế, dịch vụ ăn uống, đường sá, du lịch... 

Quan trọng không kém là TP cần có những quy định về việc xây dựng dữ liệu dùng cho các ngành nghề khác nhau để các ngành thực hiện theo quy định đó. Ví dụ, đối với tập dữ liệu về COVID-19, chúng ta cần cho người dân biết quy định cụ thể khi khai báo là gì và hướng dẫn họ đưa dữ liệu lên, có sự đồng bộ ở các cấp các ngành... thì dữ liệu mới đồng bộ được.

Để xây dựng được kho dữ liệu mở dùng chung này, TP.HCM cũng cần có cơ chế để các ngành có thể đưa những dữ liệu đó vào. 

Các cơ quan cần phải có kiến thức nhất định về công nghệ thông tin, cập nhật dữ liệu và quan trọng là phải công nghệ hóa dữ liệu thì các ngành mới có thể có nguồn dữ liệu để cập nhật được. Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM sẽ là đơn vị phối hợp với tất cả các phòng công nghệ thông tin của những sở khác để xây dựng kho dữ liệu dùng chung này...

Thay đổi cách lưu trữ

Ngoài ra, TP.HCM cũng cần số hóa giấy tờ và thay đổi cách vận hành cơ quan, đơn vị theo hướng thông minh. Các cơ quan nhà nước phải thay đổi cách lưu trữ, vận hành với mục tiêu phải có kho dữ liệu dùng chung và cập nhật liên tục.

Khi các cơ quan, đơn vị số hóa được cách vận hành đó thì sẽ có được nguồn dữ liệu. Đây sẽ là những khó khăn trong quá trình TP.HCM thực hiện xây dựng kho dữ liệu mở dùng chung này.

Cơ sở dữ liệu dùng chung mà chúng ta nói đến ở trên là những dữ liệu không định danh. Ví dụ về giao thông là tuyến đường, vị trí, tình trạng kẹt xe, bao nhiêu người trên xe buýt... Cơ sở dữ liệu này cần phải là những dữ liệu thời gian thực và kho dữ liệu mở này được mở miễn phí để người dân có thể sử dụng theo nhu cầu.

TP.HCM cần xây dựng trung tâm dữ liệu mở - Ảnh 4.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Khởi động diễn đàn Khởi động diễn đàn 'Hiến kế giải pháp công nghệ phát triển TP.HCM'

TTO - TP.HCM đặt mục tiêu cơ bản trở thành đô thị thông minh với chính quyền số, doanh nghiệp số, xã hội số, trong đó dịch vụ công được robot hỗ trợ cung cấp vào năm 2030. Thành phố càng thông minh, người dân càng hưởng lợi.

Ông LÊ YÊN THANH (CEO Công ty cổ phần công nghệ Phenikaa MaaSBusmap) - MỸ DUNG ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp