14/08/2023 19:43 GMT+7

TP.HCM xuất hiện nhiều điểm sạt lở mới trong 6 tháng đầu năm

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường, trong 6 tháng đầu năm, TP.HCM xảy ra 2 vụ sạt lở ở vị trí mới, chưa được công bố trước đó.

Khu vực dự án chống sạt lở bán đảo Thanh Đa (quận Bình Thạnh, TP.HCM) - Ảnh: CHÂU TUẤN

Khu vực dự án chống sạt lở bán đảo Thanh Đa (quận Bình Thạnh, TP.HCM) - Ảnh: CHÂU TUẤN

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM vừa có báo cáo cung cấp thống kê các khu vực đã xảy ra hiện tượng tai biến địa chất sụt lún, trượt lở đất, lũ quét tại địa phương cho Cục Địa chất Việt Nam.

Theo báo cáo, năm 2022, TP.HCM có 32 vị trí sạt lở bờ sông, kênh, rạch. Trong đó, đặc biệt nguy hiểm có 8 vị trí, nguy hiểm có 24 vị trí, tăng 3 vị trí so với năm 2021 và gây ảnh hưởng đến 1.328 hộ dân. Trong 6 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn thành phố xảy ra 2 vụ sạt lở bờ sông, kênh, rạch làm sạt lở 24m2 đất.

Cụ thể, ngày 24-5, tại bờ trái tuyến rạch Lá - Tắc Tây Đen (xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ) bị sạt lở phần đất có chiều dài dọc sông khoảng 12m, cách mép bờ hiện trạng vào phía trong khoảng 2m. Sạt lở không gây thiệt hại về người, không ảnh hưởng đến luồng giao thông đường thủy nhưng làm sạt lở 1 miếu thờ (cũ, hư hỏng) diện tích khoảng 9m2.

Ngày 26-6, xảy ra sự cố tại công trình kè bảo vệ bờ kênh Thanh Đa - đoạn 1.1 (phường 25, quận Bình Thạnh) đã xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2009, do Trung tâm Quản lý đường thủy quản lý, khai thác, vận hành.

Sự cố này làm đường bộ hành kè bị sụt lún từ 0,5 đến 0,8m trong phạm vi chiều dài khoảng 120m; rãnh thoát nước dọc đường bộ hành bị gãy, sụp; mái kè và lan can kè bị đẩy xô ra phía ngoài kênh Thanh Đa khoảng 0,05 đến 0,9m và tiếp tục có nguy cơ xảy ra sạt lở tại khu vực.

Sự cố sụt lún không gây thiệt hại về người nhưng làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của 13 hộ dân có nhà ở tiếp giáp kè. Nhà dân bên trong bị lún nứt, một số căn nhà bị nghiêng về phía kênh.

Cả 2 vị trí sạt lở nêu trên đều không nằm trong danh mục các vị trí sạt lở bờ sông, kênh, rạch nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm năm 2022 do UBND TP công bố.

Ban chỉ huy phòng thủ dân sự - phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP.HCM đã phối hợp với các địa phương, đơn vị theo dõi tình hình sạt lở, triển khai khoanh vùng, rào chắn. Đồng thời cắm biển báo tại khu vực sạt lở để cảnh báo cho người dân và phương tiện qua lại biết và chủ động phòng tránh trước diễn biến của sạt lở có thể tiếp tục xảy ra.

Điểm sạt lở mới ven sông Sài Gòn rộng 800m2

Mới đây, tại bờ sông Sài Gòn (đoạn qua quận 12, TP.HCM) đã xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng. Vị trí sạt lở nằm hầu hết ở khu vực quán cà phê Giao Khẩu, bờ phải trên sông Sài Gòn (khu phố 3C, phường Thạnh Lộc, quận 12). Thời gian bắt đầu sạt lở từ ngày 4-8.

Quy mô sạt lở được xác định dài dọc bờ sông khoảng 40m, sâu vào bờ hơn 20m. Ngoài ra, hiện nay diện tích sạt lở lấn dần vào phía trong bờ khoảng 16 - 20m. Đồng thời xuất hiện một số vết nứt từ 6 - 10cm, với chiều dài dọc sông khoảng 30m.

Nguyên nhân sơ bộ của vụ việc được các đơn vị liên quan đánh giá do biên độ triều cường lớn, dòng sông chảy mạnh và nền đất yếu.

32 vị trí sạt lở nguy hiểm ở TP.HCM32 vị trí sạt lở nguy hiểm ở TP.HCM

Tại TP.HCM có 32 vị trí sạt lở bờ sông, kênh rạch nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm. Mới đây, 13 hộ dân ở quận Bình Thạnh đã phải di dời khẩn cấp vì một vị trí bị sạt lở nghiêm trọng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp