21/02/2023 10:15 GMT+7

TP.HCM xem xét trách nhiệm người đứng đầu giải ngân vốn đầu tư công chậm

Thủ tướng yêu cầu giải ngân vốn phải đạt ít nhất 95% tổng số vốn Quốc hội phân bổ trong năm nay. Trong khi đó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết đã xem xét trách nhiệm người đứng đầu các tổ chức còn triển khai chậm.

Chính phủ xác định đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, các địa phương - Ảnh VGP

Chính phủ xác định đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, các địa phương - Ảnh VGP

Sáng 21-2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị toàn quốc về phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 và thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đầu tư công vừa là động lực, vừa là nguồn lực phát triển. Đặt trong bối cảnh kinh tế đang chịu nhiều sức ép và khó khăn.

Vì vậy, Chính phủ đã xác định đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, ba chương trình mục tiêu quốc gia là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Vốn đầu tư công vừa là động lực, vừa là nguồn lực phát triển

Với khối lượng vốn đầu tư công lớn hơn, Thủ tướng nêu rõ mục tiêu phải giải ngân đạt ít nhất 95% trong tổng số hơn 711.000 tỉ đồng vốn đầu tư công năm 2023. Đồng thời phải đảm bảo đúng chất lượng, hiệu quả các công trình, dự án, nên cần có giải pháp từ đầu.

Nêu thực trạng về giải ngân vốn đầu tư công của TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, năm 2022 thành phố được giao vốn 54.000 tỉ đồng với khả năng cân đối là 37.000 tỉ đồng.

Tuy nhiên, đến ngày 31-1 mới giải ngân được 71,3%, tương đương 26.636 tỉ đồng. Như vậy không đạt mục tiêu là 95% nhưng có tăng so với năm 2021 là 6.900 tỉ đồng, tăng 35%.

Ông Mãi chỉ ra 5 nguyên nhân chính, đó là các bất cập trong thủ tục thực hiện dự án, giải phóng mặt bằng chậm, giá vật liệu xây dựng tăng. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh đến trách nhiệm của chủ đầu tư trong chuẩn bị hồ sơ, đánh giá các tình huống phát sinh, chủ động tháo gỡ còn chậm.

“Lần họp trước TP.HCM đã báo cáo và nhận trách nhiệm trước Thủ tướng. Đến nay, TP.HCM đã tiến hành xem xét trách nhiệm các đồng chí đứng đầu các tổ chức còn triển khai chậm” - ông Mãi nói.

Năm 2023, rút kinh nghiệm của năm 2022, TP.HCM được phân bổ vốn là 70.000 tỉ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2022. Để triển khai, thành phố đã tổ chức hội nghị, nêu ra những khó khăn vướng mắc, củng cố lại tổ công tác, ban hành các văn bản, chương trình hành động.

Báo cáo trước hội nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay năm 2023 tổng vốn đầu tư công được Quốc hội phê duyệt là 711.684 tỉ đồng. Đến nay đã phân bổ chi tiết được 707.044 tỉ đồng cho các bộ ngành địa phương, làm cơ sở để Thủ tướng giao vốn cho các bộ ngành địa phương.

Tổng hợp đến ngày 17-2 các bộ ngành và địa phương đã phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các nhiệm vụ dự án là 595.616 tỉ đồng, đạt 84,2% kế hoạch. Mặc dù vậy, vẫn có tới 56/110 đơn vị phân bổ vốn quá thời gian quy định.

Một số dự án chưa đủ điều kiện giải ngân như chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư nhưng vẫn phân bổ cho thấy công tác chuẩn bị của các đơn vị vẫn còn thiếu chủ động và chậm trễ.

Cũng theo báo cáo, giải ngân vốn đến ngày 31-1 được 12.819 tỉ đồng, đạt 1,81% kế hoạch, thấp hơn so với cùng kỳ là 2,5%.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, quy mô vốn cho năm 2023 này tiếp tục tăng khoảng 130.000 tỉ đồng.

Số vốn của chương trình mục tiêu quốc gia rất lớn, trong khi các yếu tố như giá cả biến động khó lường, tác động trực tiếp để đầu tư xây dựng, thi công.

Do đó, cần tập trung tháo gỡ những vướng mắc từ khâu chuẩn bị dự án, thực hiện và kết thúc dự án.

TP.HCM xem xét trách nhiệm người đứng đầu giải ngân vốn đầu tư công chậm - Ảnh 1.

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm theo chỉ đạo của Thủ tướng - Ảnh: VGP

Giải ngân vốn đầu tư công thiếu chủ động, chậm trễ

Về tình hình thực hiện năm 2022, đến ngày 31-1-2023, ước tính giải ngân vốn đầu tư công đạt 541.857 tỉ đồng, đạt gần 93,5%. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, các kết quả đạt được là do công tác chỉ đạo, điều hành triển khai kế hoạch đầu tư công quyết liệt, cụ thể.

Trong đó, xác định việc thúc đẩy giải ngân vốn là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì phải kiểm điểm người đứng đầu, điều chuyển kế hoạch vốn. Các tổ công tác được thành lập để chỉ đạo, đôn đốc thực hiện giải ngân nên khó khăn, vướng mắc được xử lý kịp thời.

Tuy vậy, những hạn chế được chỉ ra là hầu hết các bộ ngành và địa phương không phân bổ hết vốn theo đúng quy định. Đến hết niên độ ngân sách năm 2022, số vốn còn lại chưa phân bổ là 28.668 tỉ đồng. Tình trạng đề xuất trả lời vốn tiếp tục có xu hướng tăng, nhất là vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

Công tác chuẩn bị dự án chưa tốt, phê duyệt chủ trương, quyết định đầu tư dự án chưa phù hợp nên phải điều chỉnh nhiều lần. Vướng mắc giải phóng mặt bằng, năng lực nhà thầu thi công còn hạn chế. Việc ban hành chính sách, văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện dự án trong một số trường hợp còn chậm, gây khó khăn cho tổ chức thực hiện.

Phân tích nguyên nhân, cơ quan tham mưu cho Chính phủ chỉ ra rằng vai trò người đứng đầu trong một số bộ ngành địa phương chưa phát huy đầy đủ, năng lực lập kế hoạch đến thực hiện dự án còn hạn chế.

Chủ tịch Phan Văn Mãi: Phải siết kỷ luật với đầu tư côngChủ tịch Phan Văn Mãi: Phải siết kỷ luật với đầu tư công

Cho rằng đầu tư công sẽ dẫn dắt đầu tư xã hội nhưng kết quả năm 2022 không đạt chỉ tiêu đề ra, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi nhấn mạnh phải siết kỷ luật đối với đầu tư công năm 2023.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp