27/11/2021 16:25 GMT+7

TP.HCM: Trạm y tế lưu động phải tiếp cận F0 mới trong vòng 24 giờ

THU HIẾN
THU HIẾN

TTO - Trong vòng 24 giờ sau khi nhận được danh sách F0 từ trạm y tế xã, trạm y tế lưu động phải tiếp cận hộ gia đình có F0 để đánh giá các điều kiện cách ly tại nhà, theo dõi sức khỏe F0 mỗi ngày, cập nhật diễn tiến vào phần mềm quản lý.

TP.HCM: Trạm y tế lưu động phải tiếp cận F0 mới trong vòng 24 giờ - Ảnh 1.

Nhân viên Trạm y tế phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức xét nghiệm truy vết F0 - Ảnh: THU HIẾN

Ngày 27-11, UBND TP.HCM cho biết đã có quyết định số 4028/QĐ-UBND về việc quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của nhiều đơn vị trong công tác chăm sóc và quản lý F0 trên địa bàn.

UBND TP nhấn mạnh đến trách nhiệm và quyền hạn của cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà bao gồm trạm y tế xã và trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng.

Cụ thể, đối với trạm y tế xã phải sẵn sàng tiếp nhận, cập nhật danh sách người F0 trên địa bàn xã; phối hợp lập hồ sơ điều trị tại nhà cho các trường hợp F0 được chăm sóc tại nhà do trạm y tế xã và các trạm y tế lưu động đảm trách.

Chịu trách nhiệm phân bổ số lượng F0 đến các trạm y tế lưu động, thường xuyên liên lạc với tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng để hỗ trợ và đảm bảo hoạt động chăm sóc F0 theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, chịu trách nhiệm rà soát, cập nhật danh sách, số điện thoại liên lạc của các hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ (người cao tuổi, có bệnh nền, béo phì, có thai...) để có kế hoạch bảo vệ, chăm sóc phù hợp (tiêm vét vắc xin tại nhà đối với người không thể đến điểm tiêm được, cách ly tập trung người F0 thuộc các hộ gia đình này...).

Công bố số điện thoại của trạm y tế xã và số điện thoại của các trạm y tế lưu động trên cùng địa bàn để người dân biết và gọi khi cần hỗ trợ.

Trạm y tế lưu động phải có 1 bác sĩ, 1-2 điều dưỡng do Sở Y tế điều động và ít nhất 3 nhân sự (không phải y tế) do địa phương điều động. Mỗi trạm y tế lưu động quản lý 50-100 hộ có F0.

Trong vòng 24 giờ sau khi nhận được danh sách F0 từ trạm y tế xã, trạm y tế lưu động phải tiếp cận hộ gia đình có F0 để đánh giá các điều kiện cách ly tại nhà, theo dõi sức khỏe F0 mỗi ngày, cập nhật diễn tiến vào phần mềm quản lý.

Khi F0 có các dấu hiệu chuyển nặng, cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 chịu trách nhiệm hướng dẫn, xử trí cấp cứu cho người bệnh; đồng thời liên hệ tổ phản ứng nhanh cấp xã, cấp huyện để được hỗ trợ xử trí cấp cứu và chuyển người bệnh đến bệnh viện gần nhất…

UBND TP.HCM cũng quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của Sở Y tế TP, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (HCDC), UBND cấp xã, huyện, trung tâm y tế cấp huyện, Sở Thông tin và truyền thông, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các bệnh viện... trong chăm sóc và quản lý F0 tại nhà (thông tin chi tiết xem tại đây).

Theo UBND TP, việc phân rõ trách nhiệm của từng đơn vị khi chăm sóc, quản lý F0 nhằm tránh chồng chéo, đảm bảo chặt chẽ, chủ động và trách nhiệm các đơn vị nhằm quản lý F0 tại nhà và cộng đồng trên toàn TP có hiệu quả cao.

Hơn 56.000 F0 cách ly tại nhà ở TP.HCM được chăm sóc như thế nào? Hơn 56.000 F0 cách ly tại nhà ở TP.HCM được chăm sóc như thế nào?

TTO - Trong bối cảnh số ca COVID-19 tại TP.HCM có xu hướng tăng với hơn 56.000 người đang cách ly tại nhà, Sở Y tế TP.HCM ra văn bản khẩn về việc cập nhật "Hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người F0", phiên bản 1.6.

THU HIẾN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp