08/07/2022 12:42 GMT+7

TP.HCM tính thêm phương án cấp cứu y tế bằng đường sông

THU HIẾN
THU HIẾN

TTO - Đó là thông tin được bác sĩ Nguyễn Duy Long - giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 - đưa ra tại hội thảo cấp cứu ngoại viện, cấp cứu chấn thương do Bệnh viện đa khoa quốc tế Hoàn Mỹ Thủ Đức (TP.HCM) tổ chức sáng 8-7.

TP.HCM tính thêm phương án cấp cứu y tế bằng đường sông - Ảnh 1.

Trung tâm cấp cứu 115 có cơ sở 1 tại quận 10 (TP.HCM) - Ảnh: Trung tâm cấp cứu 115

Bác sĩ Nguyễn Duy Long cho biết hằng năm, Trung tâm cấp cứu 115 đều kêu gọi các bệnh viện tham gia mạng lưới cấp cứu ngoại viện. Đến thời điểm hiện tại, TP đã phát triển lên đến 39 trạm cấp cứu vệ tinh, rút ngắn thời gian tiếp cận y tế khẩn cấp của người dân, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa như huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ.

Hiện nay, duy nhất tại TP.HCM đã có sự liên thông giữa 3 đầu số là 113, 114, 115, khi người dân gọi bất kỳ cho 3 đầu số này mà người tiếp nhận xác định đây là vấn đề sức khỏe thì sẽ tự động liên thông đến đầu số 115.

"Ví dụ người dân gọi đến số 113 nhưng cần cấp cứu thì hệ thống sẽ tự động liên thông, người dân không cần phải cúp máy, hệ thống sẽ tự động chuyển đến lực lượng 115 phụ trách. Đây là điểm khác giữa TP với các tỉnh khác, sau này TP có hướng sẽ tích hợp 3 đầu số thành một số viễn thông duy nhất là Trung tâm tiếp nhận và đáp ứng những tình huống khẩn cấp của TP nói chung (IAC) trực thuộc TP", bác sĩ Long giải thích.

Bác sĩ Long cho biết thêm, nếu như năm 2015 Trung tâm cấp cứu 115 chỉ nhận được hơn 8.000 cuộc gọi, thì đến năm 2021 con số này đã tăng đột biến lên 292.000 cuộc, điều này chứng tỏ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt và lớn hơn.

Tuy nhiên, hiện nay mạng lưới Trung tâm cấp cứu 115 gặp rất nhiều khó khăn, nếu như trước dịch COVID-19 số lượng xe cứu thương chỉ là 13 xe, sau dịch đã tăng lên 43 xe nhưng lại không có đủ nhân lực để phụ trách.

Mới đây, UBND TP đã tăng biên chế của trung tâm từ 153 lên đến 357 nhưng vẫn rất khó khăn trong việc tuyển thêm người.

"Mạng lưới cấp cứu ngoại viện đóng vai trò rất quan trọng, là cầu nối y tế cơ sở và bệnh viện chuyên sâu, nếu đi không đúng hướng sẽ đánh mất thời gian vàng điều trị cho bệnh nhân, đi đúng hướng sẽ giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong cho người dân", bác sĩ Long nhận định.

Hiện Trung tâm cấp cứu 115 đang được xây dựng cơ sở 2 tại xã Tân Kiên (huyện Bình Chánh, TP.HCM) với vốn đầu tư là 300 tỉ đồng, cơ sở 1 tại quận 10 chưa đáp ứng được nhu cầu về cơ sở và nguồn lực.

Chia sẻ thêm mô hình cấp cứu bằng xe 2 bánh hiện nay ra sao, bác sĩ Long cho biết trên địa bàn TP.HCM có 5 bệnh viện triển khai theo mô hình này bao gồm: Bệnh viện TP Thủ Đức, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, Bệnh viện quận 4. 

Tuy nhiên, theo khảo sát mới đây chỉ còn 4 bệnh viện hoạt động, trong đó Bệnh viện Lê Văn Thịnh do khó khăn về nguồn lực.

Bác sĩ Long chia sẻ thêm, đặc thù tại TP.HCM có những tuyến kênh rạch, khai thác về đường thủy, xe buýt đường sông, tai nạn cần cấp cứu có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nếu triển khai được cấp cứu bằng đường thủy thì đây sẽ là một kênh để đáp ứng nhu cầu của người dân. 

"Ở một số tỉnh miền Tây cũng đã phát triển được mô hình này, như TP Cần Thơ có những tàu cấp cứu rất hay, chúng ta có thể vận dụng xây dựng mô hình cấp cứu bằng đường thủy của TP.HCM trong tương lai", bác sĩ Long cho biết.

Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115: Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115: 'Sau 18h đường trống, một số xe cứu thương vẫn hú còi phiền dân'

TTO - Việc xe cứu thương hú còi vô tội vạ, ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trên địa bàn TP.HCM. Dịch bệnh vốn mệt mỏi, còi xe cứu thương càng làm cho không khí thêm nặng nề.

THU HIẾN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp