15/08/2024 07:47 GMT+7

TP.HCM thu 6 tỉ đồng/ngày phí hạ tầng cảng biển để làm đường sá kết nối

UBND TP.HCM kiến nghị HĐND TP.HCM ưu tiên bố trí kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 đầu tư đường sá kết nối cảng biển.

Từ nguồn thu phí hạ tầng cảng biển, UBND TP.HCM kiến nghị HĐND TP.HCM ưu tiên vốn làm đường sá kết nối cảng biển - Ảnh: THU DUNG

Từ nguồn thu phí hạ tầng cảng biển, UBND TP.HCM kiến nghị HĐND TP.HCM ưu tiên vốn làm đường sá kết nối cảng biển - Ảnh: THU DUNG

UBND TP.HCM vừa báo cáo thường trực HĐND TP.HCM về tình hình thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển tại TP.HCM năm 2022-2023 (gọi tắt là phí hạ tầng cảng biển).

Thu khoảng 6 tỉ đồng/ngày

Theo đó, kết quả thu phí đến nay có hơn 68.800 doanh nghiệp đăng ký, bình quân hằng ngày khoảng 2.000 - 3.000 doanh nghiệp khai báo và nộp phí. Số phí thu bình quân 1 ngày là 6 tỉ đồng.

Trong đó, thu phí từ 1-4-2022 đến tháng 12-2023 là hơn 3.800 tỉ đồng và thu 6 tháng đầu năm 2024 là hơn 1.000 tỉ đồng (đạt 48,1% so với dự kiến). 

Tuy nhiên thu phí 6 tháng đầu năm 2024 chưa đạt so với dự toán bởi từ ngày 1-8-2024 thực hiện miễn, giảm cho một số đối tượng...

Bên cạnh đó, việc thu phí hạ tầng cảng biển còn tồn tại bất cập làm phát sinh tình trạng các doanh nghiệp chây ì không nộp phí, mà chưa có giải pháp chế tài có hiệu quả. 

Điều này dẫn đến công nợ kéo dài, mặc dù Cảng vụ Đường thủy nội địa đã hết sức nỗ lực để thu hồi công nợ phí.

UBND TP.HCM cũng nhận định một số vướng mắc khó khăn trong công tác thu phí như nghị quyết chưa có đối tượng thu phí phát sinh trong thực tế là tổ chức, cá nhân kinh doanh, cung cấp dịch vụ kinh doanh, vận chuyển…

TP.HCM dự kiến cả năm 2024 sẽ thu phí hạ tầng cảng biển khoảng 2.100 tỉ đồng, năm 2025 thu hơn 2.100 tỉ đồng và năm 2026 sẽ thu hơn 2.200 tỉ đồng. Tỉ lệ trích để lại bình quân giai đoạn 2024-2026 là 1,94%/năm.

Về hình thức thu phí, TP.HCM đang áp dụng không dùng tiền mặt, đồng thời mở rộng nhiều loại hình thanh toán trực tuyến như qua ví điện tử của các ngân hàng, dịch vụ thanh toán điện tử..., không chỉ qua hệ thống 24/7 của hải quan.

Ưu tiên vốn làm đường vào cảng biển

Từ thực tế thu, chi phí phục vụ công tác thu phí hạ tầng cảng biển nói trên, UBND TP.HCM đề xuất HĐND TP.HCM ban hành nghị quyết mới thay thế nghị quyết về thu phí hạ tầng cảng biển đã ban hành trước đây để cập nhật đối tượng nộp phí, miễn giảm phí, tỉ lệ trích để lại và một số nội dung khác.

Đồng thời ưu tiên bố trí kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho các công trình giao thông kết nối hạ tầng cảng biển.

Một số công trình đã được bố trí vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 gồm 5 công trình, trong đó công trình mở rộng đường Đồng Văn Cống đã thi công xong, còn lại sẽ hoàn thành đúng tiến độ. Bên cạnh đó còn 4 công trình đang chờ chủ trương đầu tư và bố trí kế hoạch vốn trung hạn.

Các công trình bảo trì đường kết nối hạ tầng cảng biển như đường Lê Phụng Hiểu, Võ Chí Công, Nguyễn Duy Trinh, duy tu nạo vét sông Soài Rạp... được bố trí dự toán chi sự nghiệp kinh tế duy tu giao thông hằng năm.

Ngoài ra, UBND TP.HCM cũng đề xuất trang bị ô tô chuyên dùng phục vụ công tác giám sát, thu phí ở 26 cảng biển hỗ trợ Cảng vụ Đường thủy nội địa.

TP.HCM thu phí hạ tầng cảng biển, góp vào làm đường vào cảngTP.HCM thu phí hạ tầng cảng biển, góp vào làm đường vào cảng

TTO - Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa có báo cáo kết quả thu phí hạ tầng cảng biển và kế hoạch đầu tư xây dựng các tuyến đường vào cảng bằng nguồn tiền thu phí.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp