07/11/2018 12:33 GMT+7

TP.HCM thí điểm cấp cứu bệnh nhân bằng xe hai bánh

HOÀNG LỘC
HOÀNG LỘC

TTO – Bên cạnh xe cứu thương 4 bánh, Sở Y tế TP.HCM đưa vào thí điểm mô hình xe cấp cứu bằng xe hai bánh nhằm tranh thủ được “giờ vàng” cấp cứu người bệnh trong bối cảnh kẹt xe hiện nay

TP.HCM thí điểm cấp cứu bệnh nhân bằng xe hai bánh - Ảnh 1.

Các bác sĩ, điều dưỡng trên xe cấp cứu hai bánh - Ảnh: HOÀNG LỘC

Sáng 7-11, Bệnh viện đa khoa Sài Gòn (Q.1, TP.HCM) chính thức thí điểm mô hình cấp cứu ngoại viện bằng xe…hai bánh. Đây là bệnh viện đầu tiên trong cả nước thực hiện thí điểm mô hình này.

Mô hình xe cứu thương hai bánh được Sở Y tế TP.HCM giao cho Bệnh viện đa khoa Sài Gòn phối hợp với Trung tâm cấp cứu 115 nghiên cứu để thí điểm trong một thời gian dài. 

Tới đây thông quá đánh giá tính hiệu quả mô hình này sẽ được đồng loạt triển khai ở nhiều bệnh viện tại TP.HCM.

PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng – Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM nói về nhu cầu cấp cứu bằng xe 2 bánh hiện nay - Thực hiện: HOÀNG LỘC

Xe cấp cứu hai bánh được Bệnh viện đa khoa Sài Gòn đưa vào thí điểm gồm 2 chiếc xe tay ga. Trên xe được trang bị hai "tủ thuốc" với đầy đủ các loại thuốc, trang thiết bị cần thiết cho một ca cấp cứu khẩn cấp.

TP.HCM thí điểm cấp cứu bệnh nhân bằng xe hai bánh - Ảnh 3.

Trên xe được trang bị vali đựng các loại thuốc thiết yếu - Ảnh: HOÀNG LỘC

"Để đảm bảo việc cấp cứu tốt, trên xe được tinh gọn các loại thuốc như an thần, dung dịch truyền, thuốc chống loạn nhịp…

Ngoài ra, trong vali còn trang bị bộ đặt nội khí quản, ống bóp, kim tiêm, máy xốc điện, máy đo điện tim…cùng các dụng cụ thiết yếu để có thể thực hiện hồi sức một cách nhanh nhất" - bác sĩ Trần Điển Tú, một trong các bác sĩ đảm nhận nhiệm vụ cấp cứu ngoại viện bằng xe hai bánh nói.

TP.HCM thí điểm cấp cứu bệnh nhân bằng xe hai bánh - Ảnh 4.

Trong vali còn trang bị bộ đặt nội khí quản, ống bóp, kim tiêm, máy xốc điện, máy đo điện tim…cùng các dụng cụ thiết yếu để có thể thực hiện hồi sức một cách nhanh nhất - Ảnh: HOÀNG LỘC

Bác sĩ Nguyễn Đức Vũ – giám đốc Bệnh viện đa khoa Sài Gòn cho biết đội ngũ cấp cứu hiện có 24 người, bao gồm 5 bác sĩ, 13 điều dưỡng và 4 tài xế, hoạt động 24/24.

 "Với bệnh nhân cần cấp cứu trong hẻm sâu hoặc kẹt xe không có thể di chuyển bằng xe ô tô, chúng tôi lập tức điều mô tô tiếp cận để xử lý một cách nhanh nhất" – bác sĩ Vũ cho biết.

PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng – Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM kỳ vọng về mô hình cấp cứu bằng xe hai bánh - Thực hiện: HOÀNG LỘC

PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng – Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt khu vực trung tâm TP.HCM đông đúc, nhiều lễ hội, khách du lịch…việc xe cứu thương 4 bánh khó có thể tiếp cận được với người bệnh. 

TP.HCM thí điểm cấp cứu bệnh nhân bằng xe hai bánh - Ảnh 6.

Trong vali trang bị còn được trang bị dung dịch truyền cấp cứu người bệnh - Ảnh: HOÀNG LỘC

Do đó, ngoài phương tiện cứu thương là ô tô xu thế  đa dạng hóa phương tiện cấp cứu gồm xe đạp, xe máy, canô…là điều cần thiết, nhiều nước trên thế giới đang sử dụng nhằm đáp ứng "nguyên tắc vàng" trong cấp cứu người bệnh.

TP.HCM thí điểm cấp cứu bệnh nhân bằng xe hai bánh - Ảnh 7.

Và các loại thuốc thiết yếu - Ảnh: HOÀNG LỘC

Theo bác sĩ Thượng, việc thí điểm này được Hội đồng công nghệ của Sở Y tế thẩm định. Việc thí điểm kéo dài trong vòng 2 tuần sau đó sơ kết đánh giá lại nhằm đưa ra một quy trình thống nhất cho Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn và tất cả các bệnh viện khi triển khai mô hình này.  

"Khi loại hình cấp cứu này đi vào hoạt động chắc chắn việc tiếp cận cấp cứu người bệnh sẽ nhanh chóng hơn, đặc biệt khu vực trung tâm TP. Tôi kỳ vọng trong thời gian tới người dân được điều trị, cấp cứu nhanh hơn nữa" – bác sĩ Tăng Chí Thượng nói.

HOÀNG LỘC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp