08/03/2024 16:33 GMT+7

TP.HCM: Siết chất lượng trái cây, rau củ, thịt... vào siêu thị

Sáu hệ thống bán lẻ lớn cùng ký thỏa thuận về việc hành động, ngăn chặn thực phẩm không an toàn được đưa vào hệ thống siêu thị trên địa bàn TP.HCM.

Bên lề hội nghị, đông đảo nhà cung cấp, sản xuất đã

Bên lề hội nghị, đông đảo nhà cung cấp, sản xuất đã "chào hàng" đến các hệ thống bán lẻ, sàn thương mại điện tử - Ảnh: N.TRÍ

Trước mắt, thỏa thuận này được áp dụng cho nhóm trái cây, nhóm rau củ quả, và nhóm thịt heo, thịt gà.

Chia sẻ thông tin nhà cung cấp vi phạm

Ngày 8-3, tại "Hội nghị kết nối xây dựng chuỗi cung ứng bền vững nâng cao chất lượng hàng Việt Nam" do Ban chỉ đạo cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam TP.HCM tổ chức, sáu hệ thống bán lẻ hàng đầu gồm Liên hiệp HTX thương mại TP.HCM (Saigon Co.op), Central Retail Việt Nam, MM Mega Market, Bách Hóa Xanh, Aeon Việt Nam, và Tổng công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV (Satra) đã cùng ký thỏa thuận hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa trên địa bàn TP.HCM.

Mục tiêu nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, phát huy năng lực kiểm soát chất lượng của từng hệ thống phân phối. Cùng hành động, ngăn chặn thực phẩm không an toàn.

Theo thỏa thuận này, việc ký hợp tác dựa trên nguyên tắc tự nguyện và phương thức thực hiện sẽ chia làm nhiều giai đoạn.

Cụ thể, đối với giai đoạn phát hiện: các bên thống nhất chỉ sản xuất hoặc mua các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn chung. Hệ thống phân phối nếu phát hiện các sản phẩm không an toàn đang kinh doanh tại hệ thống thì lập tức phải tiến hành kiểm tra, kiểm soát; đồng thời tạm dừng nhập/phân phối/kinh doanh sản phẩm đó...

Giai đoạn công khai ngăn chặn: trong vòng 24 tiếng kể từ khi phát hiện và đủ thông tin về sản phẩm không an toàn, bên phát hiện phải gửi thông tin cho Sở Công Thương, cơ quan này sẽ tiếp tục thông tin đến các hệ thống phân phối khác về tên nhà cung cấp, tên sản phẩm, thông tin sản phẩm...

Các hệ thống siêu thị khác khi nhận được thông tin về sản phẩm không an toàn ngay lập tức kiểm tra và thực hiện các bước theo quy định để ngăn chặn sản phẩm này vào hệ thống.

Trước mắt, thỏa thuận này được áp dụng cho nhóm trái cây (xoài cát chu, cam sành, bưởi da xanh, thanh long trắng và dưa lưới); nhóm rau củ quả (xà lách lô lô xanh, cải thìa, bắp cải trắng, cà chua thường, dưa leo thường); nhóm thịt: thịt heo, thịt gà.

Hành động cần thiết, mang tính bước ngoặt

Theo Sở Công Thương TP.HCM, hàng Việt hiện chiếm 90 - 95% tổng sản phẩm tại các hệ thống siêu thị thuộc Saigon Co.op, Satra, Bách Hóa Xanh... Tỉ lệ này tại một số hệ thống siêu thị của doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài như AEON, Central Retail, Mega Market... là 80 - 90%. Còn tại các chợ, cửa hàng tiện lợi, tỉ lệ hàng Việt Nam cũng từ 80% trở lên.

Các hệ thống phân phối ký thỏa thuận trước sự chứng kiến của lãnh đạo TP.HCM và đại diện sở, ngành - Ảnh: N.TRÍ

Các hệ thống phân phối ký thỏa thuận trước sự chứng kiến của lãnh đạo TP.HCM và đại diện sở, ngành - Ảnh: N.TRÍ

Tuy vậy, hoạt động thương mại hàng Việt trên thị trường hiện nay vẫn đối diện nhiều thách thức như vẫn còn tình trạng hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là ở kênh thương mại điện tử...

Với góc độ quản lý nhà nước, ông Nguyễn Nguyên Phương, phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, cho rằng sự kiện này cụ thể hóa kế hoạch kết nối nhà sản xuất với nhà phân phối, tạo sân chơi chung để các siêu thị bắt tay nhau nói không với sản phẩm không bảo đảm an toàn.

"Để thỏa thuận được thực hiện hiệu quả và sớm lan tỏa, chúng ta còn nhiều vấn đề phải xử lý, hoàn thiện. Nhưng "phải đi thì mới đến đích", và đây là hành động mang tính bước ngoặt, tiền đề để góp phần giúp nâng cao chất lượng hàng hóa vào siêu thị nói chung và trên thị trường nói riêng", ông Phương nhấn mạnh.

Đánh giá thỏa thuận này là hành động tích cực trong việc đưa sản phẩm chất lượng hơn đến người tiêu dùng, thậm chí cao hơn cả những gì pháp luật quy định, ông Nguyễn Anh Đức, tổng giám đốc Saigon Co.op, cho rằng đây là việc làm cần thiết để cải thiện năng lực nhà cung cấp và cả đơn vị bán lẻ.

Sẽ mở rộng nhóm hàng được áp dụng

Theo Sở Công Thương TP, thỏa thuận này có hiệu lực 1 năm từ ngày ký. Sau khi kết thúc thời gian trên, sẽ xem xét mở rộng áp dụng đối với nhóm thực phẩm khô, đông lạnh, hoặc đã qua chế biến.

Phạm vi địa lý áp dụng là các sản phẩm kinh doanh, phân phối tại TP.HCM. Nhóm sản phẩm có thể được mở rộng hoặc điều chỉnh theo thỏa thuận chung hoặc cam kết riêng của mỗi bên tùy thời điểm.

Tại hội nghị, nhiều nhà cung cấp cũng ký với các đơn vị bán lẻ về việc nâng cao năng lực cung cấp, chất lượng hàng hóa và nhiều điều khoản trong thỏa thuận nói chung liên quan đến vấn đề kiểm soát chất lượng.

Cháy siêu thị điện máy, 4 người may mắn thoát nạnCháy siêu thị điện máy, 4 người may mắn thoát nạn

Ngày 20-2, tại xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng xảy ra vụ cháy siêu thị điện máy Văn Hiền có diện tích sàn khoảng 600m².

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp