11/12/2021 13:46 GMT+7

TP.HCM nói gì trước dư luận người bệnh không nhận được thuốc Molnupiravir?

HOÀNG LỘC - XUÂN MAI
HOÀNG LỘC - XUÂN MAI

TTO - TP.HCM thực sự được phân bổ bao nhiêu liều thuốc kháng virus Molnupiravir và việc sử dụng được quản lý như thế nào? Đó là điều mà dư luận quan tâm khi có thông tin cho rằng nhiều bệnh nhân không tiếp cận được thuốc.

TP.HCM nói gì trước dư luận người bệnh không nhận được thuốc Molnupiravir? - Ảnh 1.

Thuốc kháng virus Molnupiravir đã được ngành y tế TP.HCM phân bổ cho các quận huyện cấp phát cho F0 có triệu chứng nhẹ - Ảnh: N.L.T.

Thuốc kháng virus Monulpiravir hiện đang được sử dụng miễn phí và có kiểm soát, được phê duyệt theo quyết định số 4068 của Bộ Y tế ngày 24-8. 

Bộ Y tế giao Sở Y tế TP.HCM chủ trì chịu trách nhiệm chỉ đạo quản lý, tổ chức triển khai nghiên cứu theo đúng đề cương đã được phê duyệt, phân bố thuốc tới các cơ sở y tế trực thuộc để sử dụng cho các trường hợp F0 đang điều trị tại nhà và cộng đồng.

Thuốc rất hạn chế, tập trung cho nhóm nguy cơ cao

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết với số ca mắc COVID-19 thực tế của TP.HCM thì số thuốc kháng virus Molnupiravir mà Bộ Y tế cung ứng thời gian qua không đủ. Và để hạn chế nguy cơ chuyển nặng, tử vong, ngành y tế TP.HCM phải ưu tiên tập trung thuốc cho các nhóm nguy cơ cao, trong điều kiện thuốc rất hạn chế.

Trước thực trạng người bệnh thực sự cần thuốc không có uống, trong khi thuốc được quảng cáo bán ở nhiều "chợ trời" trên mạng, ông Châu cho rằng ngành y tế đang tăng cường quản lý việc phân phát thuốc đến tận các cơ sở, đến tận tay từng người bệnh, quản lý chặt chẽ danh sách uống; đồng thời thanh tra các đơn vị trong việc tiếp nhận, cung ứng thuốc kháng virus Molnupiravir.

"Hiện chúng tôi đang tích cực phối hợp với Công an TP.HCM điều tra những nơi có vấn đề, tình trạng buôn bán thuốc không hợp pháp trên mạng để chấn chỉnh xử lý", ông Châu khẳng định.

Trước đó, Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) có văn bản hỏa tốc gửi Sở Y tế TP.HCM yêu cầu khẩn trương rà soát, kiểm tra các thông tin về việc nhiều trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 không tiếp cận được với thuốc kháng virus Molnupiravir trước ngày 11-12. 

Theo ông Châu, tinh thần báo cáo Bộ Y tế cơ bản giống với nội dung trao đổi với Tuổi Trẻ Online nêu trên.

TP.HCM nhận được bao nhiêu liều Monulpiravir?

Theo tìm hiểu, TP.HCM là địa phương đầu tiên trong cả nước đưa vào thí điểm sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 từ ngày 16-8. Tính đến nay, sau hơn 4 tháng, TP.HCM đã được Bộ Y tế phân bổ khoảng 100.000 liều thuốc Molnupiravir.

Trước đó, vào ngày 19-11, khi chỉ còn khoảng 2.000 liều thuốc kháng virus, Sở Y tế TP.HCM đã gửi văn bản đến Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) đề nghị cấp bổ sung 100.000 liều thuốc Molnupiravir trong bối cảnh số ca F0 tại TP có xu hướng tăng nên nhu cầu dùng thuốc này cũng tăng tương ứng.

Hai tuần sau (7-12), TP.HCM nhận được hơn 25.000 liều thuốc Molnupiravir. Trong bối cảnh khan hiếm thuốc, lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM khẳng định ngay sau khi tiếp nhận 25.000 liều thuốc này, đơn vị đã phân bố ngay cho các địa phương. Tuy nhiên do số lượng còn hạn chế, TP xem xét ưu tiên cấp cho F0 thuộc nhóm nguy cơ.

Ngoài thuốc Molnupiravir, trong giai đoạn này Bộ Y tế cũng đã phân bổ cho TP.HCM 120.000 viên thuốc Favipiravir. Đây cũng là thuốc kháng virus hỗ trợ bệnh nhân COVID-19 hiệu quả, ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn.

Trước đó không lâu, TP.HCM cũng đã được Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cấp 110.000 liều thuốc Molnupiravir. Trong đó phải điều chuyển 43.000 liều cho các tỉnh theo yêu cầu của Bộ Y tế, TP.HCM còn lại 67.000 liều phân bổ cho các trung tâm y tế quận, huyện, trạm y tế, trạm y tế lưu động, bệnh viện dã chiến và bệnh viện thành phố điều trị F0. 

Trong văn bản hỏa tốc ngày 10-12, Bộ Y tế cho biết trong tuần tới sẽ tiếp tục bổ sung thuốc Molnupiravir theo đề xuất của TP.HCM.

Thuốc kháng virus Molnupiravir được Bộ Y tế đưa vào thí điểm điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại TP.HCM từ ngày 16-8. Tuy nhiên thời gian qua, trên các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội… xuất hiện nhiều thông tin quảng cáo rao bán thuốc kháng virus không rõ nguồn gốc, đặc biệt tại TP.HCM. Theo Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật dược, cần xử lý nghiêm.

Theo báo cáo mới nhất Sở Y tế TP.HCM, ngày 10-12, số ca nhập bệnh viện tầng 2 và 3 là 1.116 người, nâng tổng số ca đang điều trị tại bệnh viện tầng 2, tầng 3 là 12.995 ca. Số ca đang cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung là 4.759 ca, còn đang cách ly tại nhà là 65.493 ca.

Tin sáng 8-12: TP.HCM tiêm bổ sung, nhắc lại từ 10-12; thêm 25.000 liều thuốc kháng virus Tin sáng 8-12: TP.HCM tiêm bổ sung, nhắc lại từ 10-12; thêm 25.000 liều thuốc kháng virus

TTO - Theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch TP.HCM, TP sẽ bắt đầu tiêm mũi vắc xin bổ sung cho người nguy cơ cao và mũi nhắc lại cho người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin sau 6 tháng, từ 10-12 tới đây.

HOÀNG LỘC - XUÂN MAI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp