Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Sau trận mưa lịch sử khiến nhiều khu vực tại Sài Gòn chìm vào biển nước, phóng viên Tuổi Trẻ đã theo chân những công nhân chui cống, trở lại hầm cống thoát nước ở nội thành để tận mắt chứng kiến trong lòng cống có gì?
Khi chiếc nắp bê tông được khiêng khỏi miệng cống, hàng trăm con gián như ong vỡ tổ chui loạn xạ ngược vào lòng cống. Một thứ mùi hôi nồng nặc phả ra xung quanh, lộ rõ một thế giới ngập ngụa rác với vô vàn thứ mà con người đã loại thải.
Các công nhân chui cống trầm mình trong rác thải với biết bao hiểm nguy rình rập
Vào tháng 7-2018, chúng tôi đã theo chân các công nhân chui cống trầm mình trong các lòng cống... để hốt rác, nạo vét bùn đất.
Lần đó, hầm cống tại đường Nguyễn Thái Học (quận 1) đã được các công nhân dọn sạch sẽ khi vớt lên từ lòng cống hàng trăm rổ rác. Nhưng xuống cống trở lại lần này, mọi thứ đâu vẫn lại vào đó, rác ken đặc tứ phía.
Lớp rác dày đến cả hai gang tay bủa vây những công nhân chui cống. Rác lềnh bềnh trước mặt, dồn vào chúng tôi theo dòng chảy của con nước. Trong thế giới của rác đó, có hai thứ rác nổi nhiều nhất trên mặt nước đó là vỏ xốp và chai nhựa.
Kế tiếp là bao bì ni lông, ly nhựa, ống hút, ly giấy, xác động vật... và kể cả kim tiêm không nắp đậy. Tất tần tạt những thứ con người thải loại đều dạt xuống hết lòng cống.
Đứng giữa vòng vây của rác, nam công nhân Đặng Quang Nam (45 tuổi) cho biết cứ sau một cơn mưa là những thứ rác nằm trên mặt đường, trên miệng cống cứ theo dòng nước tống thẳng xuống lòng cống.
Có những đoạn như ở con đường Nguyễn Thái Học rác tích tụ đóng lại thành mảng. Cứ dọn xong vài ngày là rác lại bắt đầu xuất hiện trở lại.
"Trên mặt nước thì đủ loại rác lềnh bềnh còn dưới chân thì cả một bẫy chông tăm và miểng chai"- ông Nam nói.
Gần 20 năm gắn bó với nghề chui cống, ông Nam thở dài: "Riết rồi cũng quen". Từ một chàng trai nông dân đất Quảng Bình, ông Nam theo họ hàng vào Sài Gòn lập nghiệp bằng nghề chui cống hốt rác.
Công việc tuy vất vả, gắn bó với cống rãnh ngột ngạt nhưng là nghề lương thiện nên nam công nhân này chưa bao giờ than vãn về nghề. Ông chỉ buồn bởi nhiều người xả rác vô tội vạ, để rác ngay miệng hố ga khiến các lòng cống nhiều năm qua luôn luôn có rác.
"Chỉ khi nào người dân ngưng xả rác thì dưới lòng cống này mới sạch rác được" - ông Nam nói.
Xả rác vô tội vạ gây "ngập giả"
Ông Hoàng Hữu Định Quốc (chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị TP.HCM) cho biết câu chuyện rác trôi xuống cống nằm ở ý thức của người dân.
"Ai cũng đem rác bỏ đúng nơi quy định, đúng ở thùng rác và xe rác đến gom đi thì nó sẽ không có đường chạy xuống dưới cống" - ông Quốc nói.
Theo ông, rác sẽ gây nên tình trạng ngập giả, tức là các loại bao ni lông, lá cây lấp miệng thu nước tạo thành một lớp ngăn khiến nước không thể chảy xuống cống. Do đó, dù dưới công không có nước nhưng trên bờ lại ngập là bởi ảnh hưởng của rác.
Điều đó khiến các công nhân phải trực vào mùa mưa để đi khơi thông những miệng thu nước này khi có mưa lớn.
Tuy nhiên, ông Quốc cũng cho rằng nhân lực không đủ để vớt rác cho toàn các tuyến đường trên TP nên công ty chỉ tập trung vớt rác ở một số tuyến đường thường xuyên ngập.
Vì vậy, ông Quốc cho rằng vấn đề quan trọng vẫn là ý thức người dân để làm sao thiệt đi nguồn xả rác. "Người dân ai cũng để rác đúng quy định thì rác đâu mà rơi xuống cống nữa" - ông Quốc nói.
Video thế giới rác trong lòng cống
Đây là hình ảnh rác dưới lòng cống tại con đường này vào tháng 7-2018, tất cả mọi loại rác tồn đọng dày đặc như hiện nay
Cứ 30 giây, nhóm công nhân lại hốt lên một thùng rác nặng trĩu. Thỉnh thoảng, những đợt xả nước thải từ các hàng quán ven đường đổ ào ào xuống cống bắn nước lên tứ tung.
Trong hầm cống oi nóng, những nam công nhân mồ hôi nhễ nhại nhưng vẫn miệt mài với công việc không ngơi nghỉ. Đằng đẵng 21 năm gắn với nghề, ông Vũ Thanh Phong (44 tuổi) cho biết nghề này vui cũng có mà tủi cũng nhiều.
Rác trên miệng cống theo những cơn mưa chui xuống lòng cống
Những hôm trời Sài Gòn mưa gió, anh em công nhân phải đi làm vất vả đêm hôm, trực khơi thông các miệng cống. Như trận mưa ngập cả thành phố vừa rồi, công nhân phải tỏa đi các ngả đường túc trực.
Còn xuống lòng cống, ông Phong cho biết có những nhà dân cầu tiêu tống thẳng cống rất mất vệ sinh. Tuy nhiên, nỗi sợ đối với công nhân móc cống phải kể đến là kim tiêm, miểng chai, đinh vít gỉ sét...
"Có khi đi làm sơ ý để kim tiêm đâm vào người, về sưng lên phải uống thuốc không biết có bệnh hoạn gì không nữa" - ông Phong kể.
Bên cạnh đó, khi làm gần các công trường xây dựng, các loại hóa chất xử lý cọc nhồi thải ra cống cũng khiến các công nhân ngứa ngáy mình mẩy, thậm chí là rướm máu phải liên tục lên bờ giội nước.
Theo các công nhân chui cống, các ngả đường có những loại rác rất đặc thù. Như ở gần chợ Xóm Chiếu (quận 4) thì bên dưới công toàn vảy cá.
Nếu ở đường Cô Giang - Cô Bắc (quận 1) toàn lòng gà, lòng vịt thì ở đường Cống Quỳnh bên dưới là mỡ bò đóng thành từng cục.
Còn ở những con đường nhiều quán cà phê, nước mía thì bên dưới sẽ nhiều ống hút và ly nhựa...
Tuy nhiên, nỗi ám ảnh của công nhân móc cống phải kể đến khu vực xung quanh Chợ Lớn (quận 5) và bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) bởi hóa chất và dầu nhớt thải loại.
Chấp nhận cực khổ để đeo đuổi với nghề kiếm miếng cơm manh áo nuôi các con ăn học là lựa chọn của phần lớn trong số 350 công nhân chui cống. Nhiều công nhân có thâm niên 20-30 năm trong nghề, nhiều gia đình cha truyền con nối.
Thậm chí, có những gia đình mà cả các thành viên điều làm nghề móc cống. Như gia đình của nam công nhân Hoàng Ngọc Toàn (49 tuổi), có đến 12 thành viên gia đình đều gọi nhau là đồng nghiệp.
Chỉ dự tính làm vài năm rồi kiếm nghề khác sạch sẽ hơn nhưng ông Nguyễn Văn Mạnh (54 tuổi) không ngờ gắn bó đến gần 30 năm.
"Chắc số phận sắp đặt để mình chọn nghề này rồi, cứ lên bờ xuống cống ngày qua ngày" - ông Mạnh nói trong lòng cống.
Những lúc ngơi nghỉ trên miệng cống, có phụ huynh đi đường dọa con "nếu không chịu học thì lớn lên cho đi làm giống mấy chú này" khiến ai cũng ngậm ngùi.
"Hàng xóm đôi khi cũng nói làm nghề gì đâu mà dơ quá, có lúc vợ con còn không dám ngủ chung. Nhưng cuộc mưu sinh, công việc hằng ngày thì thôi mình phải chịu thôi" - ông Phong trải lòng.
Với các công nhân chui cống, thứ ám ảnh với sức khỏe của họ là hàng tá kim tiêm đã qua sử dụng nằm vương vãi trong rác thải trong lòng cống
Mặc dù làm việc trong hầm cống, cách biệt với môi trường trên mặt đất nhưng không phải thời điểm nào những công nhân thoát nước cũng có thể chui xuống cống.
Công việc này hoàn toàn phụ thuộc vào con nước bởi đặc thù địa thế của TP nằm sát bên sông Sài Gòn. Do đó, mực nước trong các cống thoát nước TP cũng sẽ lên xuống theo thủy triều trên sông lúc nước lớn, khi nước ròng.
Chuyện TPHCM ngập sau những cơn mưa lớn đang là nỗi bức xúc của người dân, nỗi lo lắng của chính quyền. Chuyện ngập ngày càng nặng ở TPHCM là do ông trời - biến đổi khí hậu, những cơn mưa cực lớn; hay là do con người - từ quy hoạch có vấn đề đến ý thức của người dân?
Mời bạn đọc tham gia diễn đàn "TPHCM ngập: Tại trời hay tại người?" nhằm nêu ra góc nhìn của mình, câu chuyện mà mình cảm nhận.
Chỉ những khi nước ròng theo dự báo thủy văn thì các công nhân mới có thể chui xuống cống thu gom rác, nạo vét đất cát. Ngoài ra, có những cung đường nhỏ, xe cộ đông đúc mà nắp hố ga lại nằm ngay giữa đường, họ phải chọn khung giờ làm việc không gây kẹt xe.
Chính vì thế, giờ giấc làm việc của các công nhân rất thất thường, có khi làm ngày nhưng cũng lắm lúc làm ca đêm. Chưa kể, nếu có sự cố sụt lún tạo thành các "hố tử thành" ở đường nào thì họ phải có mặt gia cố, vá cống ở điểm đó bất cứ giờ nào.
Còn về mùa mưa, các công nhân này phải trực mưa. Tức là trực khơi thông dòng chảy, dọn rác tụ đọng ở các miệng cống, trực máy bơm thoát nước đến tận nửa đêm.
"Hôm nào mưa là phải vắt chân lên cổ chạy đi dọn rác các miệng cống, nhiều người lấy áo mưa che miệng cống hôi hám nên mình cũng phải đi hất ra cho nhanh thoát nước.
Cứ mưa là ướt đầm đìa, có khi ráo tạnh nhưng xe hơi chạy qua tạt thẳng nước vào người rồi cũng ướt đẫm" - ôngTrần Hữu Nhân (42 tuổi) nói về nghề mà mình đã gắn bó 25 năm.
Ngoài chui xuống cống nạo vét, thu gom rác, ông Nhân cũng thường xuyên phải lặn sâu xuống các con kênh để khơi thông những cửa van một chiều thoát nước bị tắc nghẽn.
"Biết là cực thiệt nhưng mà phải chịu, mình không làm thì ai làm cái nghề khơi thông cống rãnh cho thành phố này nữa" - ông Nhân nói.
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự