21/04/2022 17:59 GMT+7

TP.HCM: Gần 100.000 trẻ từ 5-11 tuổi đã được tiêm vắc xin an toàn

THẢO LÊ
THẢO LÊ

TTO - Đến ngày 20-4, tại TP.HCM đã tiêm cho hơn 93.500 trẻ. Có 1.798 trẻ hoãn tiêm do đã mắc COVID-19 và chưa đủ thời gian tiêm. Có 458 trẻ được chỉ định chuyển đến bệnh viện tiêm do có bệnh nền hoặc béo phì.

TP.HCM: Gần 100.000 trẻ từ 5-11 tuổi đã được tiêm vắc xin an toàn - Ảnh 1.

Bà Lê Thị Huỳnh Như - phó chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM - cung cấp thông tin - Ảnh: THẢO LÊ

Chiều 21-4, TP.HCM họp báo về công tác phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.

Thông tin về việc tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, bà Lê Thị Huỳnh Như - phó chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM - cho biết đến ngày 20-4, TP đã tiêm cho hơn 93.500 trẻ. Bên cạnh đó, có 1.798 trẻ hoãn tiêm do đã mắc COVID-19 và chưa đủ thời gian để tiêm vắc xin. Có 458 trẻ được chỉ định chuyển đến bệnh viện để tiêm do có bệnh nền hoặc có cơ địa béo phì.

Cũng theo bà Như, có những trường hợp phản ứng sau tiêm đều được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, hiện sức khỏe các bé ổn định. Công tác tổ chức tiêm chủng diễn ra trật tự, an toàn, đảm bảo phòng chống dịch.

Bà Như khuyến nghị trường hợp sau khi tiêm vắc xin trẻ bị sốt cao, đau nhức tay nhưng chưa liên hệ được số điện thoại đã cung cấp thì có thể gọi đến tổng đài 1022 nhánh 3.

Kênh này có sự tham gia tình nguyện của đội ngũ bác sĩ, giáo sư, phó giáo sư giàu kinh nghiệm đầu ngành thuộc Hội Y học cũng như Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP; chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và dịch tễ học của các bệnh viện TP.

Đội ngũ này sẽ tư vấn tất cả các ngày trong tuần, buổi sáng từ 8h - 12h, buổi chiều từ 14h - 16h, buổi tối từ 19h - 21h.

Về việc có nên xem bệnh COVID-19 như bệnh đặc hữu, bà Như cho biết hiện nay số ca mắc mới và chuyển nặng của TP đã giảm sâu, nhiều ngày gần đây không ghi nhận ca tử vong.

Việc này cho thấy việc tiêm chủng vắc xin đã tạo được miễn dịch cộng đồng và cho thấy hiệu quả của chiến dịch bảo vệ người có nguy cơ.

"Tuy nhiên, chúng ta cũng cần thận trọng khả năng dịch bùng phát khi xuất hiện biến chủng mới. Về việc công nhận bệnh dịch thành bệnh truyền nhiễm, bệnh đặc hữu thì phải ở cấp độ quốc gia, châu lục chứ không phải dựa vào tình hình dịch ở một địa phương. Việc này sẽ do Bộ Y tế đánh giá", bà Như thông tin.

Tại họp báo, phóng viên Tuổi Trẻ đặt câu hỏi về việc hiện nay một số nước đã bãi bỏ một số quy định phòng chống dịch như không còn bắt buộc đeo khẩu trang ngoài trời…, đến nay, TP.HCM vẫn còn áp dụng một số biện pháp được đánh giá là không còn hiệu quả, vậy ngành y tế TP có tham mưu gỡ bỏ những quy định này không?

Về vấn đề này, bà Như cho biết hiện tại Bộ Y tế chưa có thông tin chính thức. Khi Bộ Y tế có hướng dẫn thì TP mới có thể điều chỉnh. Tuy nhiên, sắp tới, Sở Y tế sẽ tham mưu cho UBND TP để kiến nghị điều chỉnh một số quy định.

Tại họp báo, ông Phạm Đức Hải - phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế - xã hội TP - cho biết hiện TP đang điều trị 544 bệnh nhân, trong đó có 36 trẻ em. Trong ngày 20-4, có 48 bệnh nhân nhập viện và 95 người xuất viện, không có ca tử vong.

Trước và sau tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho trẻ, cha mẹ cần làm gì? Trước và sau tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho trẻ, cha mẹ cần làm gì?

TTO - Pfizer và Moderna là hai loại vắc xin sử dụng để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, tiêm các liều cơ bản cùng loại vắc xin. Bộ Y tế khuyến cáo ra sao?

THẢO LÊ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp