06/11/2024 10:32 GMT+7

TP.HCM: Dịch sốt xuất huyết có dấu hiệu gia tăng liên tục

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã nhận định như vậy khi cập nhật số liệu mới nhất về số ca sốt xuất huyết tại TP.HCM. Trong tuần 44, TP.HCM ghi nhận 661 ca bệnh, tăng 21% so với trung bình 4 tuần trước.

TP.HCM: Dịch sốt xuất huyết có dấu hiệu gia tăng liên tục - Ảnh 1.

Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại khoa nhiễm C Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM - Ảnh: THÙY DƯƠNG

Sáng 6-11, TS.BS Nguyễn Minh Tuấn, trưởng khoa sốt xuất huyết Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, cho biết hiện số trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết nhập viện Bệnh viện Nhi đồng 1 đã tăng nhẹ.

Cùng ngày, số trẻ mắc sốt xuất huyết nằm điều trị tại khoa này là 50 trẻ. Theo TS Minh Tuấn, trong thời gian này trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết gặp nhiều ở độ tuổi từ 1-12 tuổi, đa số ở TP.HCM.

Tương tự, BS.CK2 Nguyễn Trần Nam, phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP cũng cho biết số trẻ sốt xuất huyết nhập viện Bệnh viện Nhi đồng TP cũng tăng nhẹ.

Còn theo HCDC, trong tuần 44, tính từ ngày 28-10 đến ngày 3-11, TP.HCM ghi nhận 661 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 21% so với trung bình 4 tuần trước.

Tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 44 là 10.641 ca. Các quận, huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm quận 1, TP Thủ Đức và quận 7.

Đáng chú ý, dịch sốt xuất huyết đang có dấu hiệu gia tăng liên tục trong 4 tuần gần đây từ 516 ca ở tuần 41 lên 661 ca ở tuần 44.

Số ca nhập viện trong tuần 44 cũng gia tăng với 414 ca, tăng 89 ca so với tuần trước, trong đó có 113 ca lưu trú tại tỉnh khác (chiếm tỉ lệ 27,3%). Trung bình số ca nặng điều trị là 12 ca/ngày.

Tiêm vắc xin sốt xuất huyết và thực hiện 7 nguyên tắc triệt nơi sinh sản của muỗi

Theo HCDC, để phòng bệnh sốt xuất huyết người dân cần thực hiện 7 nguyên tắc triệt nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và tiêm ngừa vắc xin sốt xuất huyết. 7 nguyên tắc triệt nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, cụ thể:

1. Ngăn cản muỗi tiếp xúc nguồn nước: Che, đậy kín vật chứa bằng vật liệu mà muỗi không bay qua được.

2. Sử dụng thiên địch của lăng quăng: Thả các loại cá ăn lăng quăng, bọ nước (mesocyclops)… vào dụng cụ chứa nước.

3. Sử dụng hóa chất để diệt lăng quăng: Sử dụng hóa chất diệt lăng quăng theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

4. Không để các vật có thể chứa nước bị đọng nước: Lật úp vật chứa, đục lỗ, khơi thông dòng chảy, làm bằng phẳng các nơi bị đọng nước, che chắn để tránh nước mưa.

5. Loại bỏ vật chứa nước: Loại bỏ phế liệu, thu gom rác thải có thể trở thành môi trường sống của muỗi.

6. Thường xuyên vệ sinh, làm sạch vật chứa nước: Thay nước và chà rửa vật chứa nước định kỳ không quá 7 ngày 1 lần.

7. Thay đổi hình thức trữ nước: Sử dụng trực tiếp từ vòi hoặc bồn chứa có nắp đập kín.

TP.HCM: Dịch sốt xuất huyết có dấu hiệu gia tăng liên tục - Ảnh 1.Lần đầu tiên Việt Nam triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết cho người dân

Chiều 20-9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp