09/03/2023 14:22 GMT+7

TP.HCM đề xuất số hóa để quản lý 600 cây cầu, hạ tầng đường bộ

Sáng 9-3, HĐND TP.HCM có buổi khảo sát về tình hình quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn TP.HCM.

TP.HCM đề xuất số hóa để quản lý 600 cây cầu, hạ tầng đường bộ - Ảnh 1.

TP.HCM sẽ số hóa toàn bộ dữ liệu hồ sơ của cầu, hạ tầng đường bộ để quản lý hiệu quả - Ảnh: LƯU DUYÊN

Bà Nguyễn Thị Thanh Vân - trưởng Ban đô thị HĐND TP.HCM - chủ trì giám sát, với sự tham dự của đại diện nhiều đơn vị cùng bàn bạc, đưa ra giải pháp khai thác hiệu quả hạ tầng giao thông.

Tại buổi giám sát, ông Lương Minh Phúc - giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) - thông tin về việc quản lý các công trình, hạ tầng trong thời gian qua. Trong đó, ông Phúc nhấn mạnh về sự cố đứt cáp dự ứng lực cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) hồi tháng 9-2022.

Cụ thể, ông Phúc cho biết, cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh được xây dựng từ năm 2001 và đã khai thác 20 năm nay. Trải qua quá trình khai thác, quá trình bàn giao hồ sơ dự án có một số bất cập, bản vẽ thiết kế. Điều này dẫn tới quá trình thi công giai đoạn sau gặp khó khăn.

Thời gian qua, Ban Giao thông phối hợp các đơn vị liên quan để khảo sát, tìm lại hồ sơ của dự án này. Đồng thời mời các đơn vị liên quan để cập nhật hồ sơ thiết kế, đo đạc, thử tải. Từ đó lên phương án xử lý sự cố nhanh, hiệu quả và đảm bảo an toàn nhất.

Theo Ban Giao thông, hiện còn nhiều dự án mà đơn vị thi công cũng không nắm được dưới lòng đất có cáp dự ứng lực như thế này. Thực tế công tác quản lý hồ sơ về các dự án giao thông, cầu đường là vô cùng quan trọng. Trong khi đó không ít dự án không có hồ sơ hoặc chưa được bàn giao gây khó khăn cho quá trình thi công, bảo trì dự án.

"Do đó, TP.HCM cần xây dựng một hệ thống dữ liệu chung để các đơn vị liên quan cùng sử dụng. Việc xây dựng số hóa dữ liệu chung là để phục vụ cho các đơn vị khi triển khai dự án hoặc ngầm hóa thuận lợi, không gặp khó khăn. Bên cạnh đó, các đơn vị quản lý, chính quyền địa phương cần thực hiện công tác duy tu bảo dưỡng định kỳ", ông Phúc nói.

Đồng tình với đề xuất này, ông Ngô Hải Đường - trưởng phòng quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ, Sở Giao thông vận tải TP.HCM - cho biết, sở đang quản lý khoảng 600 cây cầu, chưa tính số cây cầu ở các quận, huyện. Nhiều dự án thiết kế cũ nên việc tìm lại hồ sơ hoàn công khá khó khăn. Sở Giao thông vận tải TP.HCM đang tính toán làm việc với nhiều đơn vị liên quan để cập nhật vào hồ sơ, đưa vào cơ sở dữ liệu chung về các dự án giao thông, có thể quản lý trên mạng.

Kết luận buổi khảo sát, Ban đô thị HĐND TP.HCM yêu cầu Sở Giao thông vận tải TP.HCM hướng dẫn cụ thể cho các quận, huyện để quản lý những cây cầu, dự án thuộc địa phận quận huyện quản lý. Ban đô thị đặt câu hỏi Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã triển khai cập nhật, số hóa dữ liệu hồ sơ của các cây cầu ở quận huyện vào hệ thống chưa? Các đơn vị cần sớm triển khai, số hóa dữ liệu các công trình hạ tầng, nhất là các cầu để phục vụ trên toàn TP.HCM.

Xây cầu chậm ở TP Thủ Đức do vướng giải phóng mặt bằngXây cầu chậm ở TP Thủ Đức do vướng giải phóng mặt bằng

Trước thông tin nhiều cây cầu ở TP Thủ Đức xây dang dở, Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) - chủ đầu tư - phản hồi với báo Tuổi Trẻ về nguyên nhân chậm trễ, kế hoạch hoàn thành những dự án này.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp