09/12/2020 18:56 GMT+7

TP.HCM đề xuất giảm vốn tuyến buýt nhanh Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ

THU DUNG
THU DUNG

TTO - UBND TP.HCM vừa kiến nghị giảm vốn đầu tư dự án tuyến xe buýt nhanh (BRT) đường Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Sau gần 6 năm, dự án tuyến buýt nhanh BRT đầu tiên ở TP mới được khởi động trở lại.

TP.HCM đề xuất giảm vốn tuyến buýt nhanh Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ - Ảnh 1.

Mô hình tuyến buýt BRT trên đường Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ - Nguồn ảnh: Sở GTVT TP

Theo đó, UBND TP kiến nghị điều chỉnh vốn đầu tư dự án tuyến xe buýt nhanh (BRT) trên đường Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ giảm 12,17 triệu USD (từ 155,85 triệu USD xuống còn 143,68 triệu USD).

Theo tờ trình của UBND TP gửi Thủ tướng Chính phủ là đề xuất điều chỉnh thời gian thực hiện dự án trong khoảng thời gian 2014-2023. Sở GTVT TP cũng cho biết đây là kết quả tiếp nhận ý kiến góp ý của các sở ngành cho dự án khả thi và phù hợp hơn với TP.

Lý do điều chỉnh thời gian thực hiện dự án vì từ năm 2014 đến năm 2019 các cơ quan chức năng ở TP.HCM rà soát, đánh giá tính khả thi, hiệu quả ở dự án BRT nhằm đảm bảo hiệu quả thực hiện theo mục tiêu dự án, tiết kiệm về suất đầu tư, tổng mức đầu tư, chất lượng phục vụ, quản lý khai thác...

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến thẩm định của các bộ, ngành, UBND TP kiến nghị Thủ tướng chấp thuận nội dung điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án phát triển giao thông xanh. Đồng thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính phối hợp các bộ ngành, nhà tài trợ và UBND TP để đẩy nhanh thủ tục điều chỉnh hiệp định tài trợ của dự án.

Đây là tuyến BRT đầu tiên ở TP, khi hoàn thành sẽ đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của loại hình giao thông thông minh. Trong đó, hệ thống vé dựa trên thẻ thông minh và NFC (vé điện thoại di động) phục vụ người dân đi lại dễ dàng.

Tuyến buýt BRT này dài 26km, chạy dọc hành lang đường Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ. Điểm đầu tuyến tại vòng xoay An Lạc (quận Bình Tân) và điểm cuối tại ga Rạch Chiếc (quận 2). Tuyến dành cho xe buýt BRT sử dụng khí nén thiên nhiên chạy với tốc độ di chuyển 40km/giờ trên làn đường riêng.

Xe buýt BRT sẽ tăng khả năng chuyên chở gấp 2 lần xe buýt thường cũng như rút ngắn 30% thời gian đi. Dọc theo tuyến có 31 trạm dừng, 4 nhà ga, 2 trạm trung chuyển.

Sau khi bến xe miền Tây mới (huyện Bình Chánh) hoàn thành, lộ trình tuyến sẽ được nối dài đến bến xe này. Trong giai đoạn đầu, tuyến BRT có 42 xe sử dụng khí nén thiên nhiên (CNG) với sức chứa 60-72 hành khách, tốc độ di chuyển 60km/h.

Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM hình thành 6 tuyến buýt nhanh, ngoài tuyến buýt BRT trên còn có 5 tuyến khác gồm tuyến đường Nguyễn Văn Linh - cầu Phú Mỹ (24km), vành đai 2 (An Sương - bến xe miền Tây dài 19km), Tân Sơn Nhất - Bình Lợi (từ Kha Vạn Cân đến công viên Hoàng Văn Thụ dài 14,5km), Thoại Ngọc Hầu - vành đai trong (từ ngã tư Bốn Xã - Nguyễn Văn Linh dài 8,7km) và đường Quang Trung dài 8,5km.

TP.HCM: Khởi động lại tuyến buýt nhanh BRT hơn 143 triệu USD TP.HCM: Khởi động lại tuyến buýt nhanh BRT hơn 143 triệu USD

TTO - Sau gần 6 năm, dự án phát triển giao thông xanh nhằm mở tuyến buýt nhanh BRT đầu tiên ở TP.HCM mới được khởi động trở lại. Bởi các cơ quan chức năng cần thời gian thẩm định lại hiệu quả của dự án.

THU DUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp