Đơn vị trúng thầu được quyền quảng cáo trên 50% diện tích mỗi bề mặt của thân xe buýt, kể cả phần cửa, kính xe của các gói đấu giá - Ảnh: CHẾ THÂN
Trong lần này, Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP chia nhỏ thành 11 gói đấu giá. Trong đó gói thấp nhất gồm 5 tuyến và cao nhất 8 tuyến xe buýt.
Các đơn vị tham gia đấu giá cũng có thể chọn thời gian thuê quảng cáo 1 năm, 2 năm hoặc 3 năm, thay vì cố định 3 năm như những lần trước.
Đơn vị này cho biết cuộc đấu giá chính thức diễn ra lúc 9h ngày 8-3 tại Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản TP.HCM (số 19/5 Hoàng Việt, phường 4, Q.Tân Bình).
Các doanh nghiệp tham gia đấu giá phải đặt trước tiền mặt tương ứng với thời gian thuê, thấp nhất 5% so với giá khởi điểm của gói đấu giá trong thời gian thuê 3 năm, 7% của thời gian thuê 2 năm và 10% nếu thuê 1 năm.
Đơn vị trúng thầu được quyền quảng cáo trên 50% diện tích mỗi bề mặt của thân xe buýt, kể cả phần cửa, kính xe của các gói đấu giá (trừ những vị trí sử dụng để thông tin nhận diện, mặt trước, mặt sau và nóc xe).
Trước đó, năm 2017, lần đấu giá đầu tiên đã thất bại.
Đến tháng 7-2018, việc đấu giá quảng cáo trên 1.570 xe buýt lần thứ 3 tiếp tục thất bại do không có đơn vị nào tham gia, dù các gói thầu đã được chia nhỏ từ 4 lên 9 gói để phù hợp với năng lực của từng đơn vị có nhu cầu.
Nếu quảng cáo trên 2.300 xe buýt của TP, số tiền thu được dự kiến khoảng 170 tỉ đồng/năm - Ảnh: CHẾ THÂN
Nguyên nhân đấu giá thất bại ở cả 3 lần chủ yếu do các gói quảng cáo được chia chưa phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc đặt cọc trước ít nhất 5% giá trị khởi điểm của gói thầu cũng gây khó khăn về vốn cho nhiều doanh nghiệp.
Đại diện Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP - đơn vị được Sở GTVT TP.HCM giao tổ chức đấu giá - cho biết lần đấu giá này được điều chỉnh nhiều so với 3 lần trước, các gói thầu quảng cáo đã được chia nhỏ cho phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận