30/03/2020 12:24 GMT+7

TP.HCM đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt với phòng cách ly áp lực âm

HOÀNG LỘC thực hiện
HOÀNG LỘC thực hiện

TTO - Đó là khẳng định của ông TĂNG CHÍ THƯỢNG - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, liên quan đến việc đơn vị yêu cầu các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM nghiên cứu áp dụng phòng cách ly áp lực âm trong khi chờ Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chi tiết.

TP.HCM đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt với phòng cách ly áp lực âm - Ảnh 1.

Cơ sở 1 của Bệnh viện điều trị COVID-19 tại Cần Giờ - Ảnh: Sở Y tế TP cung cấp

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Thượng cho biết: "Việc triển khai sử dụng các phòng cách ly áp lực âm trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát hiện nay có mục tiêu chính nhằm cách ly người nhiễm bệnh, qua đó góp phầm làm giảm thiểu nguy cơ lây lan mầm bệnh ra môi trường xung quanh. Do đó với mục đích này nếu có thì rất tốt, còn các nơi chưa có sẽ có các giải pháp thay thế khác.

Vừa qua, Bộ Y tế mới có khuyến cáo về dùng phòng cách ly áp lực âm trong phòng chống COVID-19, khuyến cáo của Bộ Y tế là có cơ sở bởi phòng cách ly áp lực âm không có tác dụng điều trị bệnh".

TP.HCM đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt với phòng cách ly áp lực âm - Ảnh 2.

Buồng phẫu thuật áp lực âm tại cơ sở 1 của Bệnh viện điều trị COVID-19 tại Cần Giờ - Ảnh: Sở Y tế TP cung cấp

Đáp ứng 34 tiêu chí

* Việc triển khai sử dụng các phòng cách ly áp lực âm, đơn vị áp dụng dựa trên các tiêu chí nào, thưa ông?

- Để đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế trước khi đưa vào sử dụng, phòng cách ly áp lực âm phải đáp ứng đủ 34 tiêu chí (gồm thiết kế, thông khí, vi sinh, vi bụi) trong cách ly người mắc bệnh lây truyền qua đường không khí (Airborne Isolation Room).

Các tiêu chí được các chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn và chuyên gia về trang thiết bị của các bệnh viện đầu ngành xây dựng dựa trên các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và  CDC (Mỹ).

Ngoài việc sử dụng phòng cách ly áp lực âm, các cơ sở y tế đều phải tuân thủ nghiêm các hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh COVID-19 bằng việc thực hiện các biện pháp cách ly bệnh nhân nhanh chóng, hiệu quả như bố trí phòng cách ly bệnh nhân thông thoáng, sử dụng thông khí hỗn hợp hoặc thông khí tự nhiên…

* Như vậy cho đến nay các phòng cách ly áp lực âm mà TP.HCM đang áp dụng đều đảm bảo các tiêu chí khoa học đề ra?

- Đúng như vậy. Hiện nay, các bệnh viện được phân công chuyên trách tiếp nhận và điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở TP.HCM đều được Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh đầu tư thêm các phòng cách ly áp lực âm dùng đảm bảo các tiêu chí nêu trên để cách ly người bệnh có kết quả xét nghiệm dương tính.

Bên cạnh đó, thời gian qua còn có sự tài trợ của một số đơn vị và tất cả đều phải đảm bảo theo 34 tiêu chí đề ra mới đưa vào áp dụng.

TP.HCM đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt với phòng cách ly áp lực âm - Ảnh 3.

Thiết kế một phòng cách ly áp lực âm đúng chuẩn - Ảnh: Sở Y tế TP cung cấp

Phòng cách ly áp lực âm là phòng cách ly lý tưởng

* Phòng cách ly áp lực âm đòi hỏi nhiều tiêu chí kỹ thuật nghiêm ngặt, nếu không có thể gây tác dụng không mong muốn. Vậy đơn vị làm gì để hạn chế điều này?

- Chính vì yêu cầu cao về yếu tố kỹ thuật nên trong khi chờ Bộ Y tế ban hành các hướng dẫn chi tiết về phòng cách ly áp lực âm, hội đồng khoa học công nghệ Sở Y tế TP mở rộng bao gồm các chuyên gia đầu ngành về kiểm soát nhiễm khuẩn; về xây dựng và trang thiết bị y tế; các nhà quản lý bệnh viện có kinh nghiệm triển khai phòng áp lực âm và các chuyên gia về phòng chống dịch bệnh đã nghiên cứu, xây dựng tiêu chí kỹ thuật đối với phòng cách ly áp lực âm trong hoạt động khám, chữa bệnh.

Căn cứ trên các tiêu chí này, Sở Y tế TP yêu cầu ban giám đốc các bệnh viện phải mời Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 đến nghiệm thu, chỉ khi phòng cách ly áp lực âm đạt tất cả các tiêu chí mới được phép đưa vào sử dụng.

TP.HCM đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt với phòng cách ly áp lực âm - Ảnh 4.

Một số tiêu chí của phòng cách ly áp lực âm theo tiêu chuẩn quốc tế mà Sở Y tế TP.HCM đang áp dụng - Ảnh: Sở Y tế TP cung cấp.

* Ông có đề cập đến các giải pháp thay thế nhằm hạn chế khả năng lây nhiễm của bệnh nhân đối với nhân viên y tế và những người xung quanh…?

- Đúng thế. Đối với bệnh nhân mắc COVID-19 thì nên bố trí mỗi người bệnh trong một phòng cách ly riêng, phòng có cửa luôn ở trạng thái đóng và có phòng tắm riêng.

Các xét nghiệm và điều trị nên thực hiện trong phòng bệnh nhân. Tất cả bệnh nhân phải đeo khẩu trang trong thời gian nằm điều trị tại các phòng cách ly.

Phòng cách ly bệnh lây nhiễm qua đường thở (AIIR: Airborne Infection Isolation Rooms) hay còn gọi là "phòng cách ly áp lực âm" là phòng cách ly lý tưởng cho các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, trong đó có dịch bệnh COVID-19.

Tuy nhiên, khi đại dịch xảy ra, thường không đủ phòng cách ly áp lực âm cho bệnh nhân mắc bệnh, khi đó nên ưu tiên dành riêng phòng cách ly áp lực âm cho những bệnh nhân sẽ phải trải qua các thủ thuật chăm sóc và điều trị có nguy cơ tạo ra giọt bắn nhỏ dạng khí dung.

Trong giai đoạn đầu, các phòng cách ly áp lực âm chỉ dùng để cách ly những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona, nếu dịch bệnh bùng phát thì ưu tiên sử dụng phòng cách ly áp lực âm để cách ly những bệnh nhân có suy hô hấp, hoặc cần can thiệp nhiều kỹ thuật điều trị có nguy cơ tạo ra nhiều giọt bắn mang mầm bệnh.

Đây cũng là khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S CDC) về sử dụng phòng cách ly áp lực âm đối với dịch bệnh COVID-19.

Chuẩn bị thêm 100 phòng cách ly áp lực âm

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của TP.HCM mới đây, ông Nguyễn Tấn Bỉnh - giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết với sự tài trợ của một số đơn vị, thời gian tới có thể làm thêm 100 phòng cách ly áp lực âm ngoài các phòng hiện có tại các bệnh viện cũng như trung tâm cách ly tập trung. Các phòng này phải đảm bảo các tiêu chí mà Sở Y tế TP đề ra.

Trong bối cảnh này, theo ông Bỉnh phòng cách ly áp lực âm rất cần thiết để dùng cách ly cho những bệnh nhân nghi nhiễm COVID-19 đã có kết quả dương tính hoặc đang chờ xét nghiệm lần 2.

Trong phòng cách ly áp lực âm được trang bị đầy đủ dụng cụ và trang thiết bị cấp cứu. Người bệnh được cách ly và giám sát qua màn hình camera, nhân viên của bệnh viện dễ dàng trao đổi với người bệnh qua hệ thống camera.

Bộ Y tế khuyến cáo không dùng buồng khử khuẩn, phòng áp lực âm phòng chống COVID-19 Bộ Y tế khuyến cáo không dùng buồng khử khuẩn, phòng áp lực âm phòng chống COVID-19

TTO - Trong thời gian Bộ Y tế xem xét, đánh giá hiệu quả của buồng khử khuẩn toàn thân, người dân và các cơ quan, tổ chức không sử dụng để bảo đảm an toàn.

HOÀNG LỘC thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp