12/08/2021 21:36 GMT+7

TP.HCM cần giải pháp công nghệ căn cơ cho doanh nghiệp sản xuất an toàn

MỸ DUNG
MỸ DUNG

TTO - Giải pháp “3 tại chỗ” và “2 điểm đến, 1 cung đường” mang tính ngắn hạn, tình thế, doanh nghiệp cần giải pháp công nghệ hiệu quả, căn cơ đảm bảo sản xuất an toàn lâu dài trong dịch.

TP.HCM cần giải pháp công nghệ căn cơ cho doanh nghiệp sản xuất an toàn - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Anh Thi - trưởng Ban quản lý KCNC TP.HCM - trình bày thực trạng và nhu cầu của các doanh nghiệp khu công nghiệp, công nghệ tại hội thảo trực tuyến, ngày 12-8 - Ảnh: MỸ DUNG

Thông tin trên được một số nhà quản lý, nhà khoa học đưa ra tại Hội thảo "Công nghệ phòng chống COVID-19 trong các khu công nghiệp, công nghệ" do Sở Khoa học và công nghệ TP.HCM và Hội Tin học TP.HCM tổ chức ngày 12-8.

Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý tại hội thảo, ba giải pháp tổng thể trong phòng chống dịch bệnh hiệu quả, gồm: Tiêm phủ vắc xin cho người lao động; Thực hiện nghiêm giãn cách theo thông điệp 5K và Ứng dụng công nghệ để giúp doanh nghiệp kiểm soát rủi ro lây nhiễm, giúp người lao động tự bảo vệ mình.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, làm thế nào để sản xuất an toàn là vấn đề hết sức cấp thiết. Hiện tại TP.HCM đang tổ chức "3 tại chỗ" và "2 điểm đến, 1 cung đường" nhưng giải pháp này chỉ mang tính ngắn hạn, tình thế, trong dài hạn các khu công nghiệp, công nghệ, doanh nghiệp phải tìm giải pháp căn cơ để doanh nghiệp thích ứng trong trạng thái bình thường mới.

Thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp công nghệ vào trong công tác truy vết, công tác quản lý xét nghiệm, công tác quản lý tiêm chủng… Tuy nhiên, hiệu quả áp dụng công nghệ vào công tác chống dịch còn tương đối hạn chế. 

Theo đó, giải pháp công nghệ mới cần đảm bảo hai yêu cầu: doanh nghiệp tổ chức sản xuất an toàn với dịch; người lao động an toàn. Ông Nguyễn Anh Thi, trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM, nhìn nhận, khi cao điểm của dịch bệnh, Ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM càng nhận diện rõ hơn vấn đề "Nếu không có công nghệ thì không thể nào quản lý được các rủi ro về lây nhiễm tại các doanh nghiệp trong hệ thống".

Từ thực tế đó, Ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM đã nhanh chóng phát triển phần mềm quản lý lao động và yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm việc đưa thông tin người lao động, nhất là nơi cư trú hiện tại của người lao động lên hệ thống đầy đủ, chính xác.

Trao đổi với đại diện các đơn vị phát triển ứng dụng tại hội thảo, ông Thi cho rằng, dịch bệnh còn kéo dài nên doanh nghiệp cần sống chung và thích nghi với điều kiện này sớm nhất có thể. Doanh nghiệp cần các giải pháp công nghệ xoay quanh người lao động, quan trọng hơn là xoay quanh nhu cầu của doanh nghiệp. 

Việt Nam ký kết chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin Nano Covax cho Ấn Độ Việt Nam ký kết chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin Nano Covax cho Ấn Độ

TTO - Tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, lễ ký kết thỏa thuận bảo mật về việc chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin Nano Covax của Công ty Nanogen cho Tập đoàn dược phẩm Vekaria (Ấn Độ) đã diễn ra tại trụ sở của cơ quan này.

MỸ DUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp