19/01/2021 13:52 GMT+7

TP.HCM: Bùng phát thuê kho xưởng kinh doanh hàng kém chất lượng dịp tết

NGUYỄN TRÍ
NGUYỄN TRÍ

TTO - Tình trạng nhiều doanh nghiệp thuê mặt bằng của các công ty lớn để làm nơi cất giấu hàng lậu, hàng giả mạo nhãn hiệu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng kém chất lượng diễn ra rất nghiêm trọng.

TP.HCM: Bùng phát thuê kho xưởng kinh doanh hàng kém chất lượng dịp tết - Ảnh 1.

Ngoài hàng thực phẩm, hoạt động kinh doanh, sản xuất các sản phẩm phòng chống dịch COVID-19 như khẩu trang, nước rửa tay... vẫn còn tái diễn - Ảnh: QLTT

Ông Nguyễn Tiến Đạt - cục phó Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM - thông tin như trên tại buổi tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ 2021 của cục ngày 19-1.

Theo ông Đạt, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại đang có chiều hướng gia tăng, do đang vào mùa cao điểm kinh doanh phục vụ thị trường tết. 

Điển hình, mới đây cơ quan chức năng TP.HCM phát hiện gần 3.000 sản phẩm sữa nước nhãn hiệu En..., gần 2.500 sản phẩm bia ngoại nhập lậu tại một kho hàng ở Q.12. Mở rộng điều tra, tổ công tác còn phát hiện gần 9.400 sản phẩm sữa nước, và trên 3.000 sản phẩm bia nhập lậu. 

Ngoài ra, theo đơn vị này, lực lượng QLTT thường xuyên phát hiện nhiều hàng hóa nhập lậu được vận chuyển trên các chuyến bay, container, trên các tuyến đường sắt từ Bắc vào Nam với số lượng lớn. Phần lớn không tìm được chủ sở hữu.

Trong khi đó, ông Trương Văn Ba - cục trưởng Cục QLTT TP.HCM - cho rằng thị trường đang bước vào cao điểm phục vụ Tết Nguyên đán nên hoạt động buôn bán, vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu từ các tỉnh Tây Ninh, Long An vào TP.HCM và đi các tỉnh rất nhộn nhịp. 

Ông nhận định hiện có rất nhiều mặt hàng tết không rõ nguồn gốc được đưa vào thành phố tiêu thụ như đường, lương thực thực phẩm, thuốc lá… 

"Đơn vị tăng cường quản lý kiểm tra địa bàn, phối hợp chặt chẽ với các địa phương, với ngành hải quan, ban quản lý an toàn thực phẩm… kiểm tra các chợ đầu mối, chợ truyền thống, các tuyến đường giáp danh giữa các tỉnh với TP”, ông Ba khẳng định.

Hoàn thiện pháp luật để "siết" kinh doanh qua Facebook, Zalo...

Theo ông Đạt, trang mạng xã hội như Facebook, Zalo... có nhiều người tham gia mua bán nhưng hiện chưa có quy định rõ ràng, chế tài xử phạt, đặc biệt đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài. Việc xác định địa chỉ tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử cũng khó do thông tin ảo.

"Bộ Công thương cần sớm hoàn thiện trình Chính phủ ban hành nghị định thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung nghị định về thương mại điện tử hiện hành theo hướng quy định rõ ràng, tăng mức chế tài để răn đe", ông Đạt kiến nghị.

Số tiền xử phạt giảm mạnh

Thông tin từ Cục QLTT TP.HCM cho biết số vụ kiểm tra năm 2020 đạt 3.862 vụ, giảm 3.570 vụ so với cùng kỳ năm trước; số vụ xử lý 2.735 vụ, giảm 1.954 vụ so với cùng kỳ. Số tiền thu phạt nộp ngân sách nhà nước năm 2020 là 58.894.870.000 đồng, giảm 48,32% so với cùng kỳ năm trước.

'Bùng nổ' đặt hàng tết online

TTO - Đặc biệt, nếu không đi mua sắm trực tiếp vì ngại COVID-19, người tiêu dùng vẫn có thể yên tâm với kênh mua sắm online, giao hàng tận nhà nhờ hàng loạt siêu thị, doanh nghiệp đầu tư mạnh tay kinh doanh hàng online.

NGUYỄN TRÍ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp