Theo quyết định, vé hành khách đi đường sắt đô thị có 2 loại cơ bản: vé lượt và vé bán trước. Vé lượt để khách đi trên một tuyến đường sắt trong khoảng thời gian một ngày, còn vé bán trước để khách đi lại thường xuyên trong khoảng thời gian một ngày hoặc dài hơn.
Theo UBND TP.HCM, hệ thống bán vé tại ga phải được thiết kế để áp dụng vé điện tử, đáp ứng yêu cầu chủ động điều chỉnh giá vé và đảm bảo khách có thể lựa chọn đa dạng hình thức thanh toán khác nhau khi mua.
Giá vé sau khi được ban hành sẽ niêm yết tại các ga đường sắt và công khai trên trang thông tin điện tử trước thời điểm áp dụng.
Bên cạnh đó, khách phải mua vé bổ sung cho các trường hợp muốn đi quá ga theo vé đã mua, người đi tàu không có vé hoặc vé không hợp lệ. Việc trả lại, đổi vé của khách chỉ áp dụng khi vé chưa được dùng.
Đồng thời, hệ thống soát vé phải công khai, minh bạch, kết nối về hệ thống kiểm soát và thông tin vận tải hành khách của Trung tâm Quản lý giao thông công cộng.
Hành lý phải đảm bảo an toàn, kích thước và trọng lượng phù hợp với yêu cầu tại cửa soát vé, cửa tàu và hoạt động trên tàu.
Nếu hành lý thuộc loại hàng hóa nguy hiểm, đe dọa đến an toàn chạy tàu, doanh nghiệp thông báo đến cơ quan thẩm quyền để xử lý.
Trường hợp khách đi tàu do ốm đau nên không thể tiếp tục đi và buộc phải xuống ga, lái tàu có trách nhiệm thông báo cho bộ phận điều hành vận tải đường sắt đô thị và ga đến gần nhất để được hỗ trợ.
Hành khách cũng được quyền yêu cầu xử lý và công bố kết quả xử lý khiếu nại vi phạm của nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên tuyến đường sắt đô thị nếu có.
Về giải quyết sự cố tàu bị dừng, nếu chỉ dừng do kỹ thuật, phải bố trí tàu để khách tiếp tục đi sớm nhất. Còn nếu tàu dừng vận hành do kỹ thuật nhưng chưa xác định thời gian khắc phục, doanh nghiệp phải có phương tiện thay thế để chở khách hoặc hoàn trả tiền vé.
Doanh nghiệp phải báo cáo về việc xây dựng, điều chỉnh biểu đồ chạy tàu, tổng hợp thống kê sự cố… về Sở Giao thông vận tải cùng các đơn vị liên quan theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu.
Tên ga đường sắt đô thị phải phù hợp với địa danh, lịch sử, văn hóa, thuần phong mỹ tục. Trong khi chuẩn bị đầu tư tuyến đường sắt đô thị, chủ đầu tư dự án đề xuất đặt tên các ga trên tuyến và gửi cơ quan thường trực Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng để báo cáo UBND TP.HCM xem xét.
Điểm dừng, nhà chờ xe buýt, bãi đỗ xe đạp và điểm đón, trả khách được ưu tiên đặt tại khu vực trong và xung quanh ga đường sắt đô thị.
50 ngày đêm quyết đưa metro số 1 vận hành trong tháng 12
Sáng 28-10, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM phát động thi đua cao điểm 50 ngày đêm hoàn thành các công việc để đưa tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vận hành chính thức trong năm 2024.
Ông Phan Công Bằng - trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM - cho biết chưa bao giờ cần sự nỗ lực và khẩn trương như thời gian này. Do đó, ông Bằng thay mặt lãnh đạo ban xin phát động thi đua cao điểm 50 ngày đêm hoàn thành nhiệm vụ đưa tuyến metro số 1 vận hành chính thức trong năm 2024.
Xác định việc hoàn thành tất cả các công việc còn lại để làm hoàn thiện, chủ động xác định các công việc theo chức năng và thẩm quyền, tập trung giải quyết với tinh thần làm việc ngày đêm, xuyên ngày nghỉ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận