01/12/2020 10:19 GMT+7

'Tổng thống Twitter, Facebook' ở Mỹ

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Mặc dù Tổng thống Donald Trump nổi tiếng là 'tổng thống Twitter', người tiền nhiệm Barack Obama mới là người góp phần tiên phong đưa mạng xã hội trở thành kênh giao tiếp phổ biến có tính chính thống của tổng thống Mỹ.

Tổng thống Twitter, Facebook ở Mỹ - Ảnh 1.

Bức hình ghép hai hình chụp tài khoản Twitter chính thức và của cá nhân Tổng thống Donald Trump, tổng thống thứ 45 của nước Mỹ - Ảnh: NBC

Cuối tuần qua, hai mạng xã hội lớn nhất của Mỹ là Twitter và Facebook thông báo sẽ chuyển giao quyền kiểm soát tài khoản "@POTUS" của tổng thống Mỹ (có dấu tích xanh) cho chính quyền của ông Joe Biden vào ngày 20-1-2021. Tài khoản này độc lập với tài khoản @realDonaldTrump của ông Trump trên Twitter và tài khoản @DonaldTrump của ông Trump trên Facebook.

Chuyển giao lần hai

Mạng xã hội đã thay đổi cách chúng ta tiếp nhận và trao đổi thông tin với thế giới xung quanh. Một khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew cho biết, khoảng 62% người Mỹ hiện đọc tin tức qua mạng xã hội. Trong số đó, 9% nói họ thường xuyên làm vậy.

Khảo sát của Pew cũng cho biết khoảng 66% người dùng mạng xã hội ở Mỹ đọc tin tức trên Facebook, 59% đọc trên Twitter, số còn lại theo dõi thông tin trên các trang Reddit, Tumblr, YouTube và Instagram.

Cùng với thực tế này, giới quan sát và nghiên cứu không thể bỏ qua một thực tế: tầm ảnh hưởng/chi phối ngày càng lớn từ các tài khoản mạng xã hội của tổng thống Mỹ với công chúng.

"Giống như những gì chúng tôi đã làm trong quá trình chuyển giao tổng thống năm 2017, quá trình này đang được thực hiện cùng với sự tham vấn chặt chẽ của Cơ quan Quản lý hồ sơ và văn khố quốc gia (NARA)", Twitter cho biết.

Không chỉ chuyển giao quyền sở hữu các tài khoản mạng xã hội chính thức của tổng thống, Twitter và Facebook cũng sẽ chuyển giao quyền sở hữu các tài khoản mạng xã hội chính thức của Nhà Trắng (@whitehouse), phó tổng thống (@VP), và đệ nhất phu nhân nước Mỹ (@FLOTUS) trong ngày tuyên thệ của tổng thống nhiệm kỳ mới 20-1-2021.

"Trong năm 2017, chúng tôi đã làm việc với cả chính quyền ông Obama và chính quyền mới của ông Trump để đảm bảo quá trình chuyển giao các tài khoản Facebook và Instagram diễn ra suôn sẻ trong ngày 20-1, và chúng tôi hi vọng lần này cũng tương tự vậy", mạng xã hội Facebook cho biết lộ trình "chuyển giao số" giống Twitter.

Trước đó, trang Politico dẫn xác nhận của Twitter cho biết công ty này vẫn sẽ tự động chuyển quyền sở hữu tài khoản @POTUS cho ông Joe Biden vào thời khắc ông tuyên thệ nhậm chức trưa 20-1-2021, bất kể ông Trump chịu thừa nhận thất bại hay không.

Cũng theo Twitter, việc chuyển giao này không đòi hỏi phải có sự chia sẻ thông tin nào giữa chính quyền mãn nhiệm và chính quyền mới. Tất cả những tweet hiện có trong các tài khoản nêu trên sẽ được lưu trữ và Công ty Twitter sẽ thiết lập lại các tài khoản về tình trạng "mới tinh" để trao cho những chủ nhân tiếp theo trong ngày tổng thống Mỹ thứ 46 tuyên thệ nhậm chức.

Chuyển giao thế nào?

Theo trang web của ĐH George Washington (Mỹ), trước khi có kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2016, Nhà Trắng công bố kế hoạch "chuyển giao số" toàn diện và hòa bình cho tổng thống đắc cử (khi đó là ông Donald Trump).

Trong kế hoạch này có ba mục tiêu được nêu rõ trong quá trình chuyển giao: lưu trữ các nội dung đã đăng tại NARA, đảm bảo việc tiếp cận dễ dàng và theo thời gian thực với các tài liệu được tiếp cận, đảm bảo chính quyền và tổng thống mới sẽ tiếp tục gây dựng những gì chính quyền trước đã khởi xướng với các tài khoản.

Nhà Trắng thời ông Obama xác định rõ cần phải có những mục tiêu này vì hạ tầng số với các tài khoản mạng xã hội không chỉ là cách để tổng thống kết nối với đất nước, mà còn vì tất cả tư liệu lưu trữ đó sẽ thuộc về người dân Mỹ.

Tất cả các tweet của chính quyền trước sẽ được gỡ khỏi dòng news feed hiện tại và lưu trữ dưới một tài khoản mới, với ông Obama là @POTUS44, với ông Trump sẽ là @POTUS45 và tất cả những tweet đó sẽ được lưu trữ tại NARA.

Quy trình tương tự cũng áp dụng với các tài khoản Twitter khác và với mọi nền tảng mạng xã hội gồm Instagram, Facebook, Medium, YouTube và Tumblr. Điều này có nghĩa mọi nội dung đã đăng của tổng thống trên đó cũng đều được "gom" vào tài khoản người dùng có thêm số 44 và do NARA lưu trữ.

Bất cứ ai muốn xem các nội dung đã đăng tải lên mạng xã hội trước đây của ông Obama đều có thể tiếp cận chúng giống như mọi hồ sơ lưu trữ khác của một (cựu) tổng thống.

33 triệu

Khi ông Trump tiếp nhận tài khoản @POTUS (Twitter) vào ngày 20-1-2017, có 11 triệu người theo dõi (follower) tài khoản. Hiện tại tài khoản này đã có 33 triệu người theo dõi.

Tổng thống mạng xã hội của Mỹ đầu tiên

Khi ông Barack Obama chạy đua vào Nhà Trắng lần đầu tiên, ông gia nhập mạng xã hội Twitter năm 2007 với tài khoản cá nhân là @BarackObama. Bằng cách này, ông không chỉ duy trì liên tục việc cung cấp tới công chúng thông tin về cương lĩnh, sứ mệnh và thông điệp tranh cử, mà còn có thể kết nối cử tri theo cách chưa từng có ở một ứng cử viên tổng thống nào trước đó.

Theo một thông cáo báo chí của Nhà Trắng, ông Obama chính là "tổng thống mạng xã hội" trước nhất. Không phải vì chính chính quyền của ông đã lần đầu tiên lập ra tài khoản Twitter chính thức cho tổng thống @POTUS, mà còn vì ông chính là tổng thống Mỹ đầu tiên đã dùng công cụ livestream (Facebook Live) để phát biểu trước toàn dân.

Twitter gắn nhãn cảnh báo một nửa bài đăng của ông Trump sau bầu cử 3-11 Twitter gắn nhãn cảnh báo một nửa bài đăng của ông Trump sau bầu cử 3-11

TTO - Mạng xã hội Twitter đã gắn nhãn cảnh báo cần xác minh thông tin cho khoảng 300.000 bài đăng có nội dung liên quan đến bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020. Một nửa bài đăng của ông Trump sau ngày bầu cử 3-11 cũng bị dán nhãn cảnh báo.

D. KIM THOA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp