20/05/2024 13:29 GMT+7

Tổng thống Iran qua đời, các cuộc xung đột ở Trung Đông đi về đâu?

Tổng thống Iran là người thực hiện chứ không phải người đưa ra quyết định ở nước Cộng hòa Hồi giáo này. Việc ông Raisi tử nạn là diễn biến kịch tính tại khu vực Trung Đông.

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi - Ảnh: FINANCIAL TIMES/AFP

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi - Ảnh: FINANCIAL TIMES/AFP

Ngày 20-5, Iran xác nhận Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amir-Abdollahian của nước này đã thiệt mạng sau khi trực thăng chở họ bị rơi vào ngày trước đó ở tỉnh Đông Azerbaijan, Iran.

Vụ tai nạn trực thăng chở Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và ngoại trưởng nước này có thể sẽ gây chấn động khắp Trung Đông, bởi vì Iran "đã dành nhiều thập niên qua hỗ trợ các nhóm vũ trang ở Lebanon, Syria, Iraq, Yemen và các phần lãnh thổ của Palestine, cho phép nước này phô trương sức mạnh và có khả năng ngăn chặn các cuộc tấn công từ Mỹ hoặc Israel", theo Hãng tin AP.

Tuy nhiên, theo phân tích của báo The Times of Israel, mặc dù cái chết của hai quan chức cấp cao Iran là diễn biến kịch tính vào thời điểm nhiều cuộc xung đột diễn ra ở khu vực Trung Đông (trong đó có xung đột Israel - Hamas), nhưng diễn biến này có thể sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến các cuộc xung đột tại đây.

Bởi vì tại Iran, các quyết định về chính sách đối ngoại và chiến tranh đều nằm dưới sự chỉ đạo của Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei.

Ông Jason Brodsky - giám đốc chính sách tại Tổ chức Đoàn kết chống Iran có hạt nhân (UANI, Mỹ) - giải thích: "Tổng thống Cộng hòa Hồi giáo Iran là người thực hiện chứ không phải người ra quyết định. Do đó các chính sách của Cộng hòa Hồi giáo Iran và các nguyên tắc cơ bản của các chính sách đó sẽ vẫn được giữ nguyên".

Nhà phân tích Ori Goldberg tại Đại học Reichman cũng chỉ ra Tổng thống Raisi "làm việc cho lãnh tụ tối cao Iran".

Đài Al Jazeera cũng phân tích: Ông Raisi không phải là người ra quyết định chính trong nước, do đó mối quan hệ giữa nhóm vũ trang Hezbollah (ở Lebanon) và Iran khó có thể thay đổi sau cái chết của ông Raisi.

Tuy nhiên, sự ra đi đột ngột của Tổng thống Raisi cũng đã tạo ra một khoảng trống quyền lực.

Sau khi có thông tin về vụ trực thăng chở ông Raisi rơi, lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei trấn an người dân Iran rằng họ không nên lo lắng vì sẽ "không có sự gián đoạn" trong việc điều hành đất nước.

Theo điều 131 Hiến pháp Cộng hòa Hồi giáo Iran, nếu tổng thống nước này qua đời trong lúc tại nhiệm thì phó tổng thống thứ nhất (hiện là ông Mohammad Mokhber) sẽ lên thay, với sự xác nhận từ lãnh tụ tối cao Iran, người có tiếng nói cuối cùng trong mọi vấn đề của nước này.

Một hội đồng gồm có phó tổng thống thứ nhất, chủ tịch quốc hội và người đứng đầu cơ quan tư pháp phải tổ chức bầu cử tổng thống mới trong thời gian tối đa 50 ngày.

Ông Raisi được bầu làm tổng thống vào năm 2021 và theo kế hoạch cuộc bầu cử tổng thống nước này sẽ diễn ra vào năm 2025.

Trực thăng chở Tổng thống Raisi rơi: Hệ thống chính trị Iran có thể đối đầu Trực thăng chở Tổng thống Raisi rơi: Hệ thống chính trị Iran có thể đối đầu 'cú sốc'?

Liệu Iran có thể đón nhận cú sốc nếu Tổng thống Raisi không thể thực hiện nhiệm vụ của mình hay không? Giới phân tích đưa ra câu trả lời.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp