02/08/2020 07:34 GMT+7

Tổng lãnh sự quán Mỹ đóng cửa, Thành Đô lo mất luôn đầu tư ngoại

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Sau khi Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô bị đóng cửa, nhiều người lo lắng khu vực này sẽ mất đi cơ hội tiếp cận đầu tư ngoại và các cơ hội kinh doanh.

Tổng lãnh sự quán Mỹ đóng cửa, Thành Đô lo mất luôn đầu tư ngoại - Ảnh 1.

Biển hiệu của Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô, Trung Quốc bị tháo bỏ - Ảnh: SOUTH CHINA MORNING POST

Tháng 10-1985, Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô được thành lập dưới thời Tổng thống George Bush. 35 năm sau đó, Bắc Kinh đã ra lệnh đóng của cơ quan này – nơi từng đại diện cho thiện chí và tình bạn giữa 2 quốc gia.

Quyết định trên của Bắc Kinh nhằm đáp trả động thái tương tự của Mỹ tại thành phố Houston, bang Texas.

Đối với nhiều người dân địa phương, tổng lãnh sự quán này là một phần của thành phố, là cửa sổ giúp họ tiếp cận Mỹ và thế giới bên ngoài.

Việc tổng lãnh sự quán đột ngột đóng cửa đem tới sự bất tiện trong nhiều phương diện. Quan trọng hơn cả, điều này đồng nghĩa với việc mất đi những cơ hội kinh doanh.

"Việc tổng lãnh sự quán bị đóng cửa (ở cả 2 phía) cho thấy dấu chấm hết giữa tình bạn của Mỹ và Trung Quốc và điều này khiến nhiều người cảm thấy buồn", ông Pang Zhongying, một chuyên gia đối ngoại tại Bắc Kinh, nói với South China Morning Post.

Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô ban đầu cắm trụ sở tại một khách sạn. Vào năm 1993, cơ quan này được di dời tới cơ sở hiện tại ở phía nam trung tâm thành phố và kể từ đó đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh ở đây phát triển.

Thành Đô nay là thành phố với 16 triệu dân và 6 tuyến đường vành đai. Tuy nhiên, vào những năm đầu thập kỷ 1990, thành phố này chỉ có 1 tuyến đường vành đai và tổng lãnh sự quán Mỹ nằm ngoài vành đai đó.

Chỉ vài năm sau, khu vực gần tổng lãnh sự quán Mỹ đã trở thành nơi hiện đại hóa sớm nhất tại Thành Đô và được đặt tên là "thành phố quốc tế phía nam" vì bầu không khí sôi động của mình, theo lời kể của ông Tang Jianguang, một công dân 50 tuổi tại đây.

Một số cộng đồng gần đó cũng trở thành những cộng đồng giàu có đầu tiên của Thành Đô. "Quan hệ của tổng lãnh sự quán này và Thành Đô rất gần gũi. Nó là một phần của Thành Đô và là một địa điểm được biết đến của thành phố", ông Tang kể.

Tính đến cuối năm 2018, Thành Đô đã thu hút được 285 trong số 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Báo cáo từ Phòng thương mại Mỹ tại phía tây nam Trung Quốc cho thấy tới 2019, Thành Đô đã trở thành lựa chọn ưu tiên của đầu tư trong số các thành phố hạng 2 của Trung Quốc.

Ông Jeff Moon, cựu tổng lãnh sự Mỹ tại Thành Đô giai đoạn 2003-2006, cảnh báo môi trường kinh doanh tại khu vực sẽ bị ảnh hưởng nặng.

"Tác động kinh tế của việc này là doanh nghiệp ngoại sẽ cân nhắc các nguy cơ chính trị ngày một tăng, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường kinh doanh chung

Điều đó đồng nghĩa rằng các công ty nước ngoài tại Trung Quốc sẽ không lập tức rời đi... nhưng nguy cơ tăng cao sẽ khiến doanh nghiệp bỏ kế hoạch rót thêm vốn vào khu vực, hoãn lại việc thực hiện các cam kết sâu hơn và tìm kiếm cơ hội làm ăn ở những nơi khác", ông Moon giải thích.

Cựu tổng lãnh sự này cho rằng dù không thể đong đếm chính xác, những những tác động "đều là thực và sẽ rõ rệt tại vùng tây nam Trung Quốc".

Mỹ trừng phạt tập đoàn sản xuất và xây dựng của Trung Quốc ở Tân Cương Mỹ trừng phạt tập đoàn sản xuất và xây dựng của Trung Quốc ở Tân Cương

TTO - Chính quyền ông Trump tiếp tục gây áp lực kinh tế - ngoại giao với Trung Quốc khi áp đặt các biện pháp trừng phạt lên một công ty sản xuất và xây dựng lớn cùng 2 quan chức của công ty này vì vi phạm nhân quyền với người Duy Ngô Nhĩ.

NGUYÊN HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp