03/05/2021 20:26 GMT+7

Tổng giám đốc WHO bị chỉ trích 'thân Trung Quốc' muốn thêm một nhiệm kỳ 5 năm

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Tedros Adhanom Ghebreyesus ghi tên vào lịch sử năm 2017 khi trở thành tổng giám đốc đầu tiên của Tổ chức Y tế thế giới đến từ châu Phi. Trong suốt đại dịch COVID-19, ông hứng chịu không ít chỉ trích từ các nước, đặc biệt là Mỹ.

Tổng giám đốc WHO bị chỉ trích thân Trung Quốc muốn thêm một nhiệm kỳ 5 năm - Ảnh 1.

Trước khi thành tổng giám đốc WHO, ông Tedros từng có 7 năm làm bộ trưởng y tế và 4 năm làm ngoại trưởng của Ethiopia. Ông được tạp chí Time bình chọn là 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2020 - Ảnh: REUTERS

Trang STAT News dẫn các nguồn tin riêng ngày 3-5 tiết lộ ông Tedros đang tìm kiếm nhiệm kỳ 5 năm thứ hai, sau khi nhiệm kỳ hiện tại kết thúc vào năm 2022.

Quá trình lựa chọn người sẽ lãnh đạo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ năm 2022 đến năm 2027 đã bắt đầu vào tháng trước. WHO đã gửi thư thông báo cho các quốc gia thành viên rằng họ có thể đề cử các ứng viên mà mình cho là thích hợp nhất.

Theo quy định, một cá nhân chỉ được giữ ghế tổng giám đốc WHO tối đa 2 nhiệm kỳ liên tiếp, các ứng viên phải vượt qua vòng bỏ phiếu tại Đại hội đồng y tế thế giới gồm tất cả các nước thành viên của WHO.

Mặc dù ông Tedros luôn né tránh trả lời các câu hỏi công khai về việc có tranh cử ghế tổng giám đốc WHO, những người thân cận với ông tiết lộ chính trị gia người Ethiopia thật sự muốn tiếp tục ở lại.

Nhiệm kỳ tổng giám đốc của ông Tedros được đánh dấu bằng những khủng hoảng sức khỏe công cộng lớn. Một năm sau khi ông nhậm chức, dịch Ebola bùng phát ngay tại khu vực xung đột ở Cộng hòa dân chủ Congo. Đó là một đợt bùng phát lớn và phải mất gần 2 năm mới khống chế được tình hình.

Tuy nhiên, trước khi Ebola ở Congo được khống chế, COVID-19 xuất hiện ở Trung Quốc và lan rộng ra toàn thế giới. Cách WHO xử lý đại dịch là nguồn cơn cho những chỉ trích của chính quyền cựu tổng thống Mỹ Donald Trump.

Một số quan chức trong chính phủ và nghị sĩ Mỹ đã liên tục gây sức ép lên WHO, cho rằng tổ chức này lẫn ông Tedros quá mềm mỏng và có quan điểm "thân Trung Quốc". Căng thẳng giữa WHO và Chính phủ Mỹ lên tới đỉnh điểm khi ông Trump cắt viện trợ cho WHO và tuyên bố rút khỏi tổ chức này.

Các tranh cãi giữa Mỹ - WHO lắng xuống sau khi ông Joe Biden đắc cử tổng thống. Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Biden tuyên bố hủy quyết định rút khỏi WHO của chính quyền tiền nhiệm.

Mặc dù nhiệm kỳ đầu tiên tràn ngập các sóng gió và chỉ trích, một số nhà quan sát tin rằng ông Tedros vẫn có thể làm tiếp một nhiệm kỳ nếu được Ethiopia đề cử.

"Theo quan điểm của tôi, sẽ là cực kỳ thiếu khôn ngoan nếu thay đổi tổng giám đốc WHO giữa một trận đại dịch lịch sử và có khả năng sẽ hoành hành trong nhiều năm tới. Dưới góc độ đó, ông Tedros đã kiếm thêm được 5 năm nữa", giáo sư Lawrence O. Gostin (Mỹ) nêu quan điểm.

Thời gian các nước đề cử ứng viên tổng giám đốc WHO sẽ kết thúc vào giữa tháng 9 tới. Danh sách ứng viên sẽ được công bố vào cuối tháng 10.

Trong trường hợp có nhiều người được đề cử, ban điều hành của WHO - một hội đồng gồm các thành viên từ 34 quốc gia đại diện cho các khu vực khác nhau - sẽ phỏng vấn và đề cử tối đa 3 ứng viên cuối cùng.

Các quốc gia thành viên sẽ bầu tổng giám đốc từ danh sách đó trong cuộc họp của Đại hội đồng y tế thế giới năm 2022.

Ông Trump lại tố ‘WHO là con rối của Trung Quốc’, dọa giảm, cắt tài trợ Ông Trump lại tố ‘WHO là con rối của Trung Quốc’, dọa giảm, cắt tài trợ

TTO - Tổng thống Mỹ Donald Trump lần thứ hai công khai chê Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là 'con rối của Trung Quốc’, dọa xem lại khoản viện trợ khổng lồ của Mỹ cho tổ chức này vì "đã hoàn thành một công việc đáng trách" trong dịch COVID-19.

BẢO DUY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp