25/04/2023 16:01 GMT+7

Tổng công ty Điện lực miền Nam chuyển mình thành doanh nghiệp số

Ông Nguyễn Phước Đức, tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Nam, cho biết giai đoạn 2021-2022, công tác chuyển đổi số của EVNSPC được triển khai đồng bộ và cơ bản hoàn thành chuyển đổi số tại 5 lĩnh vực.

Tổng công ty Điện lực miền Nam chuyển mình thành doanh nghiệp số - Ảnh 1.

Hợp tác với Viettel để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực của EVNSPC - Ảnh: Công ty cung cấp

5 lĩnh vực trọng tâm của Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) gồm: Quản trị nội bộ; Kỹ thuật và an toàn; Đầu tư xây dựng; Kinh doanh, dịch vụ khách hàng; Viễn thông, công nghệ thông tin và hạ tầng số. Đây là nền tảng vững chắc để EVNSPC đạt được mục tiêu trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025.

Lĩnh vực Quản trị nội bộ

Chuyển đổi số đã làm thay đổi phương thức điều hành, phong cách lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa doanh nghiệp trong toàn EVNSPC, trong đó lấy hệ thống Digital Office (văn phòng số) làm trung tâm.

Đến hết năm 2022, hệ thống Digital Office được EVNSPC áp dụng trên 300 đơn vị trực thuộc với 19.000 user cán bộ - công nhân viên thường xuyên sử dụng để giải quyết công việc hằng ngày.

Năm 2021-2022, số lượng văn bản ký số toàn EVNSPC là 363.086 văn bản, đạt tỉ lệ 92,4% trên tổng số văn bản phát hành.

Trên 2.250 thiết bị di dộng (laptop, máy tính bảng, smartphone…) được cung cấp cho đội ngũ cán bộ - công nhân viên ứng dụng các phần mềm hiện trường để làm việc di động, từ xa và trực tuyến.

Toàn EVNSPC có 1.300 phiên họp, hội thảo, đào tạo được tổ chức thành công qua ứng dụng hệ thống hội nghị truyền hình trên mobile qua Polycom, Zoom, MS Team (chiếm trên 68% số cuộc họp được tổ chức).

Tổng công ty Điện lực miền Nam chuyển mình thành doanh nghiệp số - Ảnh 2.

Điều khiển thiết bị sửa chữa lưới điện hotline tại Cần Thơ - Ảnh: Công ty cung cấp

Lĩnh vực Kỹ thuật và an toàn

Các phần mềm quản lý kỹ thuật nguồn điện và lưới điện (PMIS) quản lý tập trung về mất điện, vật tư thiết bị điện, vận hành lưới điện cao thế… đang ngày càng hoàn thiện về điều khiển tự động hóa làm nền tảng cho lưới điện thông minh (1,7 triệu hồ sơ thiết bị lưới, trạm đã được số hóa và cập nhật hoàn thiện vào phần mềm PMIS).

Ứng dụng hiện trường được khai thác hiệu quả với trên 427.000 phiếu/lệnh được thực hiện theo bộ phiếu điện tử và trên 120.700 yêu cầu sửa chữa điện khách hàng đã đáp ứng.

Tổng công ty Điện lực miền Nam chuyển mình thành doanh nghiệp số - Ảnh 3.

Kiểm tra thông số vận hành lưới điện bằng smartphone tại Bình Dương - Ảnh: Công ty cung cấp

Lĩnh vực Kinh doanh, dịch vụ khách hàng

Năm 2022, số khách hàng tham gia giao dịch trực tuyến cấp độ 4 là 561.681 khách hàng (đạt tỉ lệ 99,8%); Hợp đồng với khách hàng mới bằng phương thức cung cấp hợp đồng mua bán điện điện tử đạt 100%, với tổng số yêu cầu ký điện tử là 563.780 yêu cầu;

Hệ thống dịch vụ khách hàng qua Cổng dịch vụ công quốc gia tiếp nhận 345.648 yêu cầu, trong đó 340.585 yêu cầu được xử lý hoàn thành (tỉ lệ đạt 98,5%); hợp đồng mua bán điện điện tử đến tháng 12-2022 là trên 5,6 triệu hợp đồng (đạt 100%); Các ứng dụng chăm sóc khách hàng qua app CSKH, Zalo… đạt tỉ lệ tăng trưởng 13%-16% người dùng hằng quý…

Tổng công ty Điện lực miền Nam chuyển mình thành doanh nghiệp số - Ảnh 4.

Công nhân ghi chỉ số điện bằng smartphone - Ảnh: Công ty cung cấp

Lĩnh vực Đầu tư xây dựng

Chuyển đổi số là một trong những mục tiêu quan trọng và là giải pháp cốt lõi nâng cao năng suất lao động, chất lượng công trình và hiệu quả trong từng khâu đầu tư xây dựng, với hệ thống phần mềm quản lý đầu tư xây dựng (IMIS 2.0) là trung tâm và EVNSPC đã hoàn thành được các mục tiêu cụ thể.

Tổng công ty Điện lực miền Nam chuyển mình thành doanh nghiệp số - Ảnh 5.

Khách hàng tại Bà Rịa - Vũng Tàu cài app CSKH thanh toán tiền điện trực tuyến - Ảnh: Công ty cung cấp

Theo đó, hệ thống đấu thầu điện tử với 1.883 gói thầu được thực hiện qua hệ thống điện tử và 1.645 hợp đồng được đánh giá chấm điểm trong năm 2022; áp dụng nhật ký điện tử với 274 dự án khởi công và 24.324 nhật ký điện tử đã thực hiện; 630 dự án đã ứng dụng công nghệ AI trong phân tích hình ảnh đánh giá chất lượng các bước thi công; 241 dự án đã áp dụng phần mềm MicroSoft Project quản lý tiến độ; trên 1.400 dự án được đưa vào lưu trữ theo hồ sơ điện tử…

Tổng công ty Điện lực miền Nam chuyển mình thành doanh nghiệp số - Ảnh 6.

Khách hàng dùng điện tra cứu hóa đơn điện tử trên app CSKH EVNSPC - Ảnh: Công ty cung cấp

Lĩnh vực Viễn thông, công nghệ thông tin và hạ tầng số

Các nhiệm vụ phát triển hạ tầng số hoàn thành theo đúng tiến độ được giao, gồm: hoàn thành nâng cấp năng lực hạ tầng cho Data Center; nâng cao hiệu quả trong công tác thu thập và khai thác Hệ thống quản lý dữ liệu đo đếm (MDMS); hoàn thành Hệ thống thông tin quản trị hoạch định (BI-EVNSPC); nâng cấp băng thông cho hệ thống hạ tầng viễn thông dùng riêng liên tỉnh và bổ sung kiện toàn các hệ thống tường lửa, bảo mật và an toàn thông tin.

Tổng hợp hạ tầng số đã được EVNSPC trang bị đưa vào khai thác trong giai đoạn 2021-2022 bao gồm: CPU - 1.476 Core, RAM - 6.160 GB, Lưu trữ - 936TB.

Tổng công ty Điện lực miền Nam chuyển mình thành doanh nghiệp số - Ảnh 7.

Kiểm tra lưới điện bằng thiết bị bay tại Bình Dương - Ảnh: Công ty cung cấp

Hiện nay, EVNSPC tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số giai đoạn 2023-2025 đã được EVN giao tại nghị quyết số 68/NQ-HĐTV ngày 17-2-2021, bao gồm 3 mục tiêu trọng tâm.

Một là, tiếp tục triển khai tổng số 29 nhiệm vụ chính thuộc 6 lĩnh vực trọng tâm bao gồm: Quản trị nội bộ (5 nhiệm vụ); Đầu tư xây dựng (5 nhiệm vụ); Kinh doanh và dịch vụ khách hàng (7 nhiệm vụ); Kỹ thuật và an toàn (5 nhiệm vụ); VTCNTT-Hạ tầng số (5 nhiệm vụ); Truyền thông và đào tạo (2 nhiệm vụ).

Hai là, tổ chức đào tạo nâng cao năng lực về chuyển đổi số theo nhiệm vụ đã được EVN phê duyệt theo kế hoạch đào tạo chuyển đổi số giai đoạn 2023 - 2025.

Tổng công ty Điện lực miền Nam chuyển mình thành doanh nghiệp số - Ảnh 8.

Thi công lưới điện không cần cắt điện (hotline) - Ảnh: Công ty cung cấp

Ba là, tiếp tục xây dựng các chương trình truyền thông, lan tỏa các sáng kiến chuyển đổi số thành công trong EVN; xây dựng chỉ tiêu chuyển đổi văn hóa doanh nghiệp, chương trình đánh giá nhận thức của người lao động về hoạt động chuyển đổi số.

Theo ông Đức, qua kết quả thực hiện chuyển đổi số đã đạt được giai đoạn 2021-2022, các nhiệm vụ chính đề ra đã được EVNSPC triển khai mạnh mẽ, quyết liệt. Hầu hết hoạt động quản trị, điều hành chính tại EVNSPC đều sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản trị điều hành.

Các cấp lãnh đạo quản lý, bộ phận chức năng và các đơn vị thành viên đã chủ động ứng dụng công nghệ mới, đổi mới sáng tạo, thay đổi phương pháp làm việc phù hợp với xu hướng chuyển đổi số.

Điện lực miền Nam (EVNSPC) bảo đảm điện mùa nắng nóng Điện lực miền Nam (EVNSPC) bảo đảm điện mùa nắng nóng

Tại khu vực các tỉnh phía Nam (từ Ninh Thuận đến Cà Mau), từ sau Tết Nguyên đán đến nay thời tiết trong tình trạng nắng nóng, mức phụ tải sử dụng điện có chiều hướng tăng cao.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp