29/06/2021 11:06 GMT+7

Tôn trọng tiếng nói trẻ em trong gia đình

KIM ANH
KIM ANH

TTO - 'Quyền tham gia của trẻ em trong gia đình' là chủ đề chương trình giao lưu trực tuyến được Hội đồng Đội trung ương chỉ đạo Hội đồng Đội TP.HCM thực hiện, phát trên trang fanpage Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội trung ương và Thiếu nhi TP.HCM.

Tôn trọng tiếng nói trẻ em trong gia đình - Ảnh 1.

Các diễn giả giao lưu trực tuyến tại chương trình - Ảnh: K.A chụp lại từ video

Nêu ra các quy định, điều luật cụ thể nhìn ở góc độ quốc tế cũng như Việt Nam, tiến sĩ Đặng Tất Dũng, giảng viên Đại học Luật, cho biết quyền tham gia của trẻ em trong gia đình được Luật trẻ em năm 2016 dành ra điều riêng để nói về việc trong gia đình, cha mẹ và các thành viên tôn trọng, xem xét, lắng nghe những nguyện vọng của trẻ em. "Tức là trẻ em có quyền nói lên tiếng nói của mình trong những vấn đề của gia đình" - tiến sĩ Dũng nói.

Chị Trần Thu Hà, phó bí thư Thành đoàn, chủ tịch Hội đồng Đội TP.HCM, chia sẻ, việc các em được thể hiện tiếng nói của mình trong gia đình góp phần hoàn thiện nhân cách cho các em. "Nếu ở nhà các em được nói lên tiếng nói của mình, các em sẽ mạnh dạn nói lên tiếng nói, góp ý các vấn đề trong xã hội. Các em sẽ độc lập hơn và có tính phản biện hơn" - chị Hà bày tỏ.

Là nhân vật nhỏ tuổi trong buổi giao lưu, Võ Trúc Vân Quỳnh, liên đội trưởng Trường THCS Lê Quí Đôn (Q.3), chia sẻ: "Không phải lúc nào các bạn cũng chỉ phản biện cha mẹ, mà chúng mình nên cân bằng giữa việc trao đổi chia sẻ với cha mẹ và tôn trọng cha mẹ mình".

Đỗ Phạm Nguyệt Thi cho biết em mong muốn phụ huynh nên để các con nói lên những suy nghĩ của mình. Còn Ngô Phương Anh chia sẻ: "Các thành viên trong gia đình cũng luôn đồng tình với ý kiến của em, tuy nhiên cũng có những ý kiến của em không phải là hoàn toàn đúng nên ba mẹ cho em những ý kiến, lời khuyên để em có cách nhìn nhận đúng hơn".

Chị Thu Hà cho rằng hiện nay việc giúp trẻ có tiếng nói trong gia đình đang bị đánh đồng việc giao tiếp thông thường hoặc bị ảnh hưởng văn hóa truyền thống phương Đông nên người đưa ra quyết định trong gia đình thường là người lớn chứ không phải trẻ em.

Anh Dũng chỉ ra những điều trở ngại cho "tiếng nói trẻ em trong gia đình" còn ở việc người lớn áp đặt, chưa lắng nghe có khi đã phạt con trẻ, thậm chí không cho trẻ giải thích... Theo anh, việc lắng nghe trẻ không chỉ đơn thuần chỉ là sự sẻ chia trong giao tiếp thông thường mà còn ở rất nhiều vấn đề có liên quan đến trẻ và cả những vấn đề trong gia đình.

Bạn Vân Quỳnh mong muốn nhắn gửi đến phụ huynh: "Chúng em mong phụ huynh lắng nghe và dành thời gian nói chuyện với con như buổi tối trước khi ngủ hay lúc đi chơi thoải mái nên nghe những tâm sự của các bạn, hiểu hơn các bạn. Về phía chúng em cũng mở lòng với cha mẹ, nói đúng thời điểm để được chia sẻ". 

Thông điệp của người dẫn chương trình cũng kết lại buổi giao lưu: hãy bắt đầu bằng yêu thương, yêu thương sẽ giải quyết các vấn đề của mỗi gia đình.

Phát động thi sáng tác ca khúc về phòng, chống lao động trẻ em Phát động thi sáng tác ca khúc về phòng, chống lao động trẻ em

TTO - Ngày 27-4, Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) phối hợp các tổ chức quốc tế phát động cuộc thi Sáng tác ca khúc về phòng, chống lao động trẻ em của Việt Nam.

KIM ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp