02/08/2019 12:34 GMT+7

Tôi xấu hổ vì đã làm gương xấu cho con

HOÀNG NGÔ (thị xã Gò Công, Tiền Giang)
HOÀNG NGÔ (thị xã Gò Công, Tiền Giang)

TTO - Tôi cảm ơn cô giáo đã dạy bé những điều tốt đẹp đó. Và tôi cũng tự hứa sẽ không làm gương xấu cho con.

Tôi xấu hổ vì đã làm gương xấu cho con - Ảnh 1.

1 Một lần tôi thay vợ đưa con đi học. Do hơi muộn nên tôi muốn tranh thủ cho nhanh. Còn hơn 500m là đến trường bé. Thấy vắng người nên tôi vượt đèn đỏ cho mau. Bỗng bé khóc ré lên. Tôi ngạc nhiên hỏi: "Sao con lại khóc?". Bé thút thít: "Cô giáo con bảo đèn đỏ phải dừng xe, đèn xanh mới được chạy. Ba không nghe lời cô". Tôi không nói nên lời, chỉ thoáng suy nghĩ sao mình lại làm gương xấu cho con.

2 Một sáng bé nghỉ học, tôi đưa bé đi ăn. Ăn xong, hai cha con ra về. Tôi mua ổ bánh mì, vừa chạy vừa ăn. Đi được một đoạn thì ăn hết ổ bánh mì. Theo thói quen, tôi vứt mảnh giấy gói ổ bánh mì xuống đường. Lúc đó bé chợt nói: "Sao ba lại vứt rác xuống đường? Cô con dạy không được thế". Tôi ngỡ ngàng và lại suy nghĩ: mình vừa làm gương xấu cho con.

Hai câu chuyện trên xảy ra trước mắt bé. Rõ ràng ở trường bé đã được dạy bảo rất kỹ về việc tuân thủ luật giao thông cũng như hành động giữ gìn vệ sinh môi trường. Bé mới chập chững đi học và tiếp xúc sự giáo dục, nên sẽ tiếp thu và ứng xử đúng như những gì thầy cô bé dạy.

Tôi thấy mình đã không dạy tốt bé, ngược lại còn làm hư bé. Bởi hành động vượt đèn đỏ hay vứt rác sẽ tác động đến tâm lý trẻ. Nếu không dạy bé những điều đúng sẽ ảnh hưởng đến cư xử của bé sau này rất nhiều.

Môi trường giáo dục sẽ hình thành nên tư cách và lối ứng xử của con. Tôi cảm ơn cô giáo đã dạy bé những điều tốt đẹp đó. Và tôi cũng tự hứa sẽ không làm gương xấu cho con.

Hãy để bé phát triển trong môi trường giáo dục tốt nhất và chúng ta hãy chú ý đến từng việc làm nhỏ để không làm hư bé ngay từ tuổi thơ, lúc bé bắt đầu học hỏi, tìm hiểu.

"Hạt mưa trước ở đâu, hạt mưa sau ở đó"

Để rèn giũa, uốn nắn, giáo dục một đứa trẻ từ khi còn măng non tới khi trưởng thành vẫn giữ được nền nếp lễ phép là không hề đơn giản. Bởi đó là cả một quá trình mà người cha người mẹ luôn phải đưa con mình vào "khuôn khổ". Nghĩa là chính cha mẹ phải là những người nêu gương lễ phép với những bậc sinh thành ra mình, rồi sau đó mới dạy dỗ, hướng các con sống lễ phép giống như mình!

Người xưa từng bảo "Hạt mưa trước ở đâu, hạt mưa sau ở đó" như muốn nói rằng nếu như cha mẹ là "đầu tàu" mà không nêu gương tốt thì khó lòng dạy bảo con cái trở nên ngoan ngoãn, tốt được. Vì vậy, muốn con mình lễ phép thì trước tiên mình phải luôn tuân thủ thực hiện lễ phép với ông bà của các con. NGUYỄN THỊ LOAN (Học viện Thanh thiếu niên)

Dạy kỹ năng sinh tồn cho trẻ từ sớm

TTO - Từ những trường hợp thanh niên đi phượt bị tai nạn, đi nhặt rác trên núi bị lạc và nhiều trường hợp trẻ em chết đuối thương tâm, một số người nước ngoài chia sẻ ý kiến về việc trang bị kỹ năng sinh tồn cho học sinh, thanh niên.

HOÀNG NGÔ (thị xã Gò Công, Tiền Giang)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp