11/08/2018 14:46 GMT+7

Tôi rọi mình vào mắt người điên

THU TRANG
THU TRANG

TTO - Một câu chuyện thoạt đọc qua có cảm giác nhàm chán bởi chỉ là bức bối, trăn trở của một bạn trẻ mới ra trường đi tìm việc làm. Nhưng ở đó có một ngã rẽ bất ngờ... Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Tôi rọi mình vào mắt người điên - Ảnh 1.

Tôi học cao đẳng ba năm, ra trường phải rất vất vả mới xin được việc làm đúng ngành nghề mình yêu thích. 

Tôi vẫn nhớ những ngày mới ra trường, giấc mộng tuổi 18 đổ ập trong tôi khi đi đâu người ta cũng đòi hỏi kinh nghiệm. "Một sinh viên mới ra trường thì làm gì có kinh nghiệm, thật bất công" - tôi đã tự nghĩ về cuộc đời như thế.

Tôi chỉ là một con bé từ vùng quê nghèo khó Quảng Bình vào Sài Gòn học hành, sinh sống rồi mong muốn lập nghiệp nơi xứ người. Ước mộng vun vén ba năm cao đẳng để chờ ngày ra trường. Thế nhưng, cuộc đời thật quá khắc nghiệt, chẳng cho một hạt giống nảy mầm.

Tôi tự hỏi: những người kia, thậm chí bản thân họ là ai họ còn không biết nhưng họ vẫn khao khát được sống, khao khát sự tự do. Trong khi bản thân tôi mạnh khỏe, xinh đẹp, có học vấn sao lại dễ dàng nản lòng trước cuộc sống hiện tại?

Cú choáng đầu đời

Chán nản với đống hồ sơ xin việc rải đi khắp nơi nhưng không có hồi âm, tôi đành xin làm việc trái ngành. 

Công việc đầu tiên tôi làm sau khi ra trường là... nhân viên thu hồi nợ ở một ngân hàng có chi nhánh tại quận Bình Thạnh. 

Chán cảnh suốt ngày gọi điện thoại cho khách và nghe những lời chửi rủa từ khách, tôi quyết định nghỉ việc sau khi làm được hai tuần.

Theo quy định của ngân hàng thì phải làm đủ sáu tuần tôi mới được lãnh lương. Nhưng may mắn lần đó tôi vào giữa tháng nên chị quản lý cho tôi nhận lương cùng đợt với mọi người. Nhận lương xong tôi lấy số tiền đó đóng tiền trọ rồi mới nhắn tin xin nghỉ việc.

Nhưng chị quản lý gọi tôi lên và bắt phải trả lại số tiền đó, vì theo quy định của công ty, nếu làm chưa đủ tháng sẽ không được trả tiền. 

Lúc đó, ngồi trong phòng, chỉ có tôi và chị, tôi rất sợ. Chị ấy nói rằng nếu em không trả tiền thì công ty sẽ lưu số chứng minh nhân dân của tôi, khi tôi đi xin việc ở bất cứ đâu người ta cũng sẽ nhận ra tôi là nhân viên của ngân hàng hoặc có hồ sơ xấu. 

Cô gái mới ra đời như tôi thật sự sợ khi lần đầu đối diện với việc đó. Nhưng tôi đào đâu ra tiền để trả?

Lo sợ, sốc với cú choáng đầu đời, tôi quyết định đi làm phục vụ, lao động chân tay như thời sinh viên. 

Lúc đầu tôi làm phục vụ ở quán sinh tố, sau là làm phục vụ cho một nhà hàng người Hoa rồi chuyển qua pha chế ở quán bò bít tết, bán shop thời trang... Thỉnh thoảng, vào cuối tuần tôi còn đi làm phục vụ nhà hàng tiệc cưới.

Chơi với... người điên

Mỗi ngày, lên Facebook, nhìn thấy bạn bè khoe công việc, khoe hình ảnh du lịch với công ty, khoe thưởng tết này nọ... tôi thật sự ghen tị. Ra trường với tấm bằng khá trên tay nhưng lại không được làm công việc mà mình yêu thích, tôi thật sự rất buồn và thất vọng.

Tôi oán trách gia đình mình vì đã không giàu có để tôi phải khổ sở. Tôi trách bản thân mình tệ hại vì không tự lực xin được một công việc ưng ý. 

Tôi trách mình vì thời sinh viên mải mê kiếm tiền mà chẳng chịu khó học thêm tiếng Anh, tiếng Hoa hay một văn bằng gì có ích khác. Suốt thời gian đó tôi đã rất chán nản và từng nghĩ về quê lấy chồng cho xong!

Thấy tôi ủ rũ, cô bạn cùng phòng rủ tôi ra bờ sông trên đường Võ Văn Kiệt (quận 5) chơi. Ngồi trên bờ sông trò chuyện, ngắm cảnh rồi hai đứa lại nảy ra ý nghĩ điên rồ là... vào bệnh viện tâm thần gần đó... để chơi. 

Tôi không biết chơi gì trong đó nhưng ý nghĩ của chúng tôi lúc đó là tò mò xem nơi đó như thế nào.

Chúng tôi vào bệnh viện tâm thần lúc 7h tối. Không khám bệnh cũng không có người quen trong đó, hai đứa loay hoay không biết làm thế nào để gặp gỡ những bệnh nhân. Sau một hồi năn nỉ thì cô y tá cũng chịu mở cửa cho chúng tôi quan sát từ ngoài song cửa.

Đó là lần đầu tiên tôi quan sát kỹ những người bị tâm thần. Tôi thấy dường như trong mắt họ là một niềm khao khát được sống cuộc sống bình thường. Chẳng biết từ lúc nào, nước mắt tôi bỗng rưng rưng. Tôi lật đật kéo nhỏ bạn về.

Người điên còn có khát khao, sao ta lại không?

Suốt đoạn đường về nhà, tôi đã nghĩ ngợi rất nhiều chuyện. Tôi tự hỏi: những người kia, thậm chí bản thân họ là ai họ còn không biết nhưng họ vẫn khao khát được sống. Trong khi bản thân tôi mạnh khỏe, xinh đẹp, có học vấn sao lại dễ dàng nản lòng trước cuộc sống hiện tại?

Tôi quyết định vay tiền bạn bè, mua một cái laptop cũ rồi xin ba má mua trả góp một chiếc xe máy. Tôi tự tin đi xin việc và thật vui vì lần này may mắn đã mỉm cười với tôi. Một tháng, hai tháng rồi một năm, hai năm, tôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong công việc... 

Hiện tại, tôi đã được làm công việc mà mình yêu thích. Tôi đi học thêm tiếng Anh và trau dồi kiến thức để phát huy công việc của mình.

Nhớ lại ngày đó, nếu không vào bệnh viện tâm thần... chơi, chắc bây giờ tôi đã ở quê lom khom làm đồng hay lu bu với hai - ba đứa trẻ vây quanh, sẽ ủ dột đời mình trong giường chiếu hẹp hoặc than thân trách phận không biết bao giờ dứt. 

Soi rọi mình vào bất cứ gì quanh ta - cả ánh mắt của người điên, nếu có suy nghĩ, có khát khao, chắc chắn ta sẽ có được bài học cho mình.

Trả lời bạn dự thi

Bạn Nguyễn Phan Bảo Duy, Nguyễn Minh Liêm và một số bạn đọc hỏi: Tôi muốn tham gia cuộc thi. Xin cho biết giới hạn bài thi với số chữ là bao nhiêu? Cần có các điều kiện gì để dự thi?...

* Về thông tin cuộc thi, số chữ, đối tượng và thể thức tham gia, mời các bạn đọc ở phần điều lệ cuộc thi (đăng cùng trên trang báo này).

Bạn đọc cũng có thể gửi hình chân dung, hình sinh hoạt trong công việc hằng ngày kèm theo bài viết của mình (gửi file qua email kèm bài viết).

Vì hiện nay Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn) đang bị tạm đình bản ba tháng nên có một số bất tiện cho bạn đọc không thể truy cập coi điều lệ và các thông tin về cuộc thi, chúng tôi hết sức xin lỗi về sự bất tiện này và mong các bạn theo dõi qua báo giấy.

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng cuộc thi.

Trân trọng.

Từ ngày 6 đến 10-8, cuộc thi "Khoảnh khắc thay đổi đời tôi" đã nhận được bài dự thi của các tác giả: Lê Văn Á, Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Thị Kim Oanh, Nguyễn Minh Liêm, Dương Thị Mỹ Duyên, Thanh Anh Nhàn, Hồ Văn Phú (TP.HCM); Nguyễn Thị Thủy (Quảng Bình); Hoàng Thị Kim Trang (Hải Dương); Vũ Trân (Tây Ninh); Nguyễn Thị Kim Thắm (Đồng Tháp); Nguyễn Thanh Tùng, Lương Văn Thế (Bến Tre); Trần Công Hương (Vĩnh Long); Trần Tú (Quảng Nam); Nguyễn Xuân Quý (Bình Dương)...

Tuổi Trẻ tiếp tục chào đón bài dự thi của bạn đọc. Bài dự thi xin gửi về báo Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Phụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM (ngoài bì thư ghi "Bài dự thi Khoảnh khắc thay đổi đời tôi") hoặc email [email protected]. Trân trọng.

hd bank

Đồng hành cùng cuộc thi này

THU TRANG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp