15/06/2023 15:30 GMT+7

Tội phạm lợi dụng sự phát triển của Internet, WiFi miễn phí để phạm tội trên mạng

Các chuyên gia cho hay tội phạm lợi dụng sự phát triển của Internet, đặc biệt là mạng lưới WiFi miễn phí để hoạt động phạm tội.

Toàn cảnh hội thảo An ninh mạng và Mật mã trong nền an ninh quốc gia - Ảnh: BTC

Toàn cảnh hội thảo An ninh mạng và Mật mã trong nền an ninh quốc gia - Ảnh: BTC

Sáng 15-6, Ban Cơ yếu Chính phủ phối hợp với Hội đồng Lý luận trung ương và Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức hội thảo khoa học quốc gia về chủ đề "An ninh mạng và Mật mã trong nền an ninh quốc gia".

Hội thảo là diễn đàn để các nhà lãnh đạo, chuyên gia, nhà khoa học và các tổ chức trao đổi, thảo luận nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về an ninh mạng, mật mã và quản trị an ninh phi truyền thống, trọng tâm là an ninh mạng trong nền an ninh quốc gia…

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia đã tham mưu, đề xuất các chủ trương và giải pháp cụ thể nhằm phát triển nguồn nhân lực an ninh mạng và cơ yếu, cũng như tập trung nguồn lực cho quản trị an ninh mạng.

Nhiều thiết bị được kết nối Internet đồng nghĩa rủi ro lộ lọt thông tin cá nhân

Thượng tướng Nguyễn Văn Thành - phó chủ tịch Hội đồng Lý luận trung ương - trình bày tham luận tại hội thảo - Ảnh: DANH TRỌNG

Thượng tướng Nguyễn Văn Thành - phó chủ tịch Hội đồng Lý luận trung ương - trình bày tham luận tại hội thảo - Ảnh: DANH TRỌNG

Tại hội thảo, thạc sĩ Trần Đăng Khoa - phó cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông - cho biết thời gian qua, bộ đã chỉ đạo ngăn chặn triệt để hơn 6.900 website vi phạm pháp luật, hơn 2.000 website lừa đảo bị ngăn chặn, bảo vệ hơn 7,7 triệu người dân (tương ứng 10,1% người dùng Internet Việt Nam) trước các tấn công lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật trên không gian mạng.

Trong khi đó, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành - phó chủ tịch Hội đồng Lý luận trung ương - cho biết hiện nay việc hợp tác quốc tế và khu vực trong phòng ngừa, ứng phó, xử lý các mối đe dọa của an ninh phi truyền thống, trọng tâm là an ninh mạng, còn nhiều hạn chế trong việc thực thi công ước quốc tế về vấn đề an ninh mạng.

Bên cạnh đó là sự thiếu đồng thuận trong việc áp dụng luật pháp quốc tế. Các quốc gia gặp khó khăn trong việc ứng phó, phòng chống các cuộc tấn công mạng do hạn chế về năng lực, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin…

Theo ông Thành, hiện nay nhiều kẻ xấu sử dụng không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Từ đó dẫn đến nguy cơ lộ lọt bí mật nhà nước và thông tin có nhân.

"Tội phạm lợi dụng sự phát triển của Internet, đặc biệt là mạng lưới WiFi miễn phí để hoạt động phạm tội. Nhiều thiết bị được kết nối Internet đồng nghĩa với rủi ro về bảo mật thông tin.

Việc lộ lọt thông tin cá nhân là nguy cơ dẫn đến tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo qua mạng, lừa đảo trong thương mại điện tử, trộm cắp trong hoạt động thanh toán thẻ, thanh toán điện tử...", ông Thành cảnh báo.

Phòng ngừa từ sớm, từ xa các nguy cơ gây tổn hại an ninh quốc gia trên mạng

Đại tá, phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Tùng Hưng - phó tư lệnh Bộ tư lệnh 86 - Ảnh: DANH TRỌNG

Đại tá, phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Tùng Hưng - phó tư lệnh Bộ tư lệnh 86 - Ảnh: DANH TRỌNG

Thượng tướng Thành cho rằng cần tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động đấu tranh, phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao. Thiết lập quan hệ hợp tác với các nước có nền công nghệ phát triển, các nước đã triển khai các ứng dụng công nghệ mới trong quản trị không gian mạng để học tập trao đổi.

Còn thạc sĩ Trần Đăng Khoa nhấn mạnh Việt Nam cần tự chủ về an toàn, an ninh mạng. Làm chủ công nghệ, giải pháp và phát triển đội ngũ chuyên gia xuất sắc, nguồn nhân lực an toàn, an ninh mạng. Ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ mới, tiên tiến để ứng phó trước các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, phức tạp…

Cùng đề xuất giải pháp bảo vệ an toàn, an ninh mạng, đại tá - phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Tùng Hưng - phó tư lệnh Bộ tư lệnh 86 - cho hay để tổ chức, bố trí các lực lượng bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng cần xây dựng, bố trí thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên không gian mạng.

"Cần phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong việc bảo vệ an toàn, an ninh mạng. Chủ động phòng ngừa từ sớm, từ xa với các nguy cơ, thách thức, hoạt động gây tổn hại tới chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia trên không gian mạng và an toàn thông tin mạng quốc gia", ông Hưng nói.

Theo đại tá Hưng, nguồn lực nhà nước là yếu tố quyết định chiến lược, cơ bản, lâu dài trong bảo vệ an toàn thông tin, an ninh mạng. Sự tham gia của tổ chức, doanh nghiệp và phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân là yếu tố quan trọng, đột phá.

"Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông là lực lượng nòng cốt trong bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng", ông Hưng nhấn mạnh.

Việt Nam cần tăng cường hợp tác, tham gia các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực an ninh mạngViệt Nam cần tăng cường hợp tác, tham gia các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực an ninh mạng

TTO - Theo thiếu tướng Phạm Việt Trung, Việt Nam cần tham gia các tổ chức hoạt động quốc tế song phương, đa phương trong lĩnh vực an ninh mạng để góp phần giải quyết sự cố và ngăn chặn các hoạt động gây hại trên không gian mạng một cách hiệu quả.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp