Sáng 12-8, gặp vợ chồng ông Hiệp đang tất bật làm đất chuẩn bị gieo sạ vụ ba, ông bảo đến bây giờ mới an tâm đầu tư sản xuất lúa để năng suất cao hơn, tích lũy mua thêm ruộng. “Xóa quy hoạch “treo”, tôi giống như người được cởi trói vậy, thoải mái lắm” - ông Hiệp cười.
Phóng to |
Ông Lê Minh Hiệp chuẩn bị một mùa làm ăn mới sau khi được xóa quy hoạch “treo” - Ảnh: Trường Giang |
Phóng to |
Vợ chồng ông Lê Minh Hiệp làm đất chuẩn bị gieo sạ vụ ba - Ảnh: Trường Giang |
"Cá nhân tôi đã nhận nhiều cuộc điện thoại gọi đến trách móc. Và chúng tôi cũng đã đáp ứng phần nào nguyện vọng, mong mỏi của dân" |
- Tui có 3 công ruộng thôi, thuê thêm 5 công nữa để làm. Nhờ vậy cũng sống được.
* Đất của ông bị quy hoạch “treo” hồi nào?
- Tỉnh quy hoạch khu công nghiệp gần 200ha ở ba xã: Nhơn Thạnh Trung (TP Tân An), Bình Lãng và Lạc Tấn (huyện Tân Trụ). Quy hoạch công bố vào khoảng năm 2002. Đến năm 2011 thì xóa quy hoạch.
* Ở đây làm được mấy vụ lúa/năm, có trúng không?
- Đất vùng này rất tốt, làm được ba vụ/năm. Năng suất hồi chưa quy hoạch “treo” đạt trên 5 tấn/ha. Còn suốt 10 năm bị “treo” thì năng suất giảm hơn.
* Ông còn nhớ cảm giác của mình hôm nghe công bố quy hoạch?
- Nhớ chứ. Buồn lắm. Chẳng có ai muốn nhà cửa, đất đai của mình bị quy hoạch, phải di dời đi nơi khác sống cả. Lúc đó vợ chồng tui lo lắm, không biết khi bị thu hồi đất thì đi đâu sống, tiền bồi thường có đủ để mua đất cất nhà, có mua được đất trồng lúa như hiện có hay không. Sau đó địa phương họp dân nói sẽ bồi thường giá thị trường, có nhà máy để nông dân làm công nhân, tui và bà con mới thấy an tâm chút chút.
* Thế nhưng 10 năm bị quy hoạch “treo” sau đó cuộc sống của ông thế nào?
- Cũng giống như ở những nơi khác thôi, bị quy hoạch “treo” ai cũng khổ hết. Ngày nào cũng dò hỏi chừng nào người ta làm khu công nghiệp. Mấy anh em trong gia đình phải lăng xăng đi tìm, hỏi thăm giá đất ở nơi khác để khi giải tỏa là lo tiền mua liền để cất nhà an cư lạc nghiệp trước, tính chuyện việc làm sau.
Trong khi đó thì ruộng nương bị bỏ bê. Đặc điểm của vùng này là đất không bằng phẳng, chỗ trũng, chỗ cao. Mùa mưa ruộng bị ngập như biển, lúa chết nổi lềnh bềnh, phải gieo sạ lại. Còn mùa khô bơm nước rất khó khăn nên năng suất thấp. Vì sợ bị thu hồi đất làm khu công nghiệp nên đâu có ai dám đầu tư đào kênh, làm đất, chăm sóc kỹ, chỉ cày lên rồi quăng giống xuống nên năng suất chỉ đủ ăn chứ không có lời. Bà xã tui phải vừa làm ruộng, vừa đi làm thuê mỗi ngày để kiếm thêm tiền trang trải và nuôi thằng con đi học.
Bỏ xứ đi vì bị quy hoạch “treo” Ông Trần Ngọc Hữu, trưởng ấp Nhơn Trị, xã Nhơn Thạnh Trung, thành phố Tân An (Long An), cho biết phần lớn những hộ trong ấp bị quy hoạch “treo” đều rất khổ sở. Bi kịch nhất là hộ ông Nguyễn Văn Út. Ông Út canh tác ba công ruộng. Năm 2006, quy hoạch khu công nghiệp chưa triển khai, cuộc sống bế tắc nên vợ chồng ông Út đùm túm nhau lên TP.HCM thuê nhà trọ ở rồi tìm việc làm. Đất đai thì cho người dân thuê trồng lúa chờ... giải tỏa vì lúc đó kêu bán không ai dám mua. Có người mua thì chỉ trả 25-30 triệu đồng/công (bằng 50% giá trị thực). Căn nhà của ông Út bỏ hoang một thời gian thì sập. Lâu lắm rồi không thấy ông Út về quê, cũng không ai rõ gia đình ông đang lưu lạc nơi nào. “Có lẽ ông Út cũng chưa biết tỉnh đã xóa quy hoạch “treo” ở phần đất của ông. Nếu biết chắc họ sẽ về lại thôi” - ông Hữu nói. |
- Đúng rồi! Đâu có ai dám liều mạng bỏ tiền ra sửa nhà, xây nhà trong 10 năm bị quy hoạch “treo” như tui đâu.
* Vậy là ông đã xây nhà khi chưa xóa quy hoạch khu công nghiệp?
- Không xây nhà thì đâu có chỗ ở. Năm 2002 công bố quy hoạch, căn nhà vách lá mái tôn của tui đã xuống cấp rồi. Tui phải đóng bốn cọc bêtông ở bốn góc nhà rồi lấy dây kẽm chằng níu lại chờ... giải tỏa. Chờ hoài không thấy làm khu công nghiệp mà cột nhà bằng cây bạch đàn bị mục, nhà bếp bị sập nên phải quyết định làm liều xây luôn. Anh không hình dung được những lúc mưa to gió lớn vợ chồng và con trai tui khổ sở thế nào đâu. Mưa ban ngày thì không dám ở trong nhà, mưa ban đêm thì thức trắng nhìn trời để lỡ khi nhà bị nghiêng còn chạy kịp.
* Ông không sợ xây xong phải đập bỏ để giao đất làm khu công nghiệp?
- Sợ chứ. Nhưng tui nghĩ mạng người là quan trọng. Thà bỏ tiền xây nhà kiên cố hơn để được an toàn chờ đến khi bị giải tỏa còn hơn bị nhà sập đè chết. Mà tiền đâu có nhiều, nên có bao nhiêu làm bấy nhiêu. Làm cái nhà này từ năm 2005 mà mãi tới năm 2012 mới xong đó. Tốn hơn 100 triệu đồng tất cả. Cũng may là làm xong thì xóa quy hoạch, coi như yên tâm rồi.
* Giờ bỏ quy hoạch rồi, ông có dự định gì với thửa ruộng của mình?
- Anh thấy đó, vợ chồng tui ban đất cho bằng phẳng để sạ lúa, làm đường mương thoát nước và dẫn nước. Tôi quyết tâm làm năng suất đạt trên 6 tấn/ha mới được. Dành dụm tích lũy nuôi thằng con học cao đẳng rồi liên thông lên đại học. Tích cóp từ từ sẽ mua thêm đất làm lúa. Nông dân mà không có đất, không có lúa để trong nhà ăn thì mệt lắm. Bây giờ vợ chồng tui lớn tuổi rồi, đâu có làm gì ra tiền mà sống, chỉ nhờ ruộng nương thôi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận