Một ngày nọ, hai tít báo đập vào mắt tôi. Một tít nói về sự kiện ở Hà Nội còn tít kia đưa tin về, xem nào, sao Hỏa.
Đọc bài tiếng Anh trên Tuoitrenews
Tờ USA Today giật tít “Tổng thống Obama: Hoa Kỳ làm nên lịch sử trên sao Hỏa” để tán dương việc hạ cánh an toàn của thiết bị mang tên Curiosity.
“Cuộc diễu hành đồng tính đầu tiên đã khai diễn ở Hà Nội” - một bài báo tuyên bố như thế trên trang Tuoi Tre News.
Phóng to |
Scott là nhà báo Mỹ từng cộng tác với nhiều tờ báo và tạp chí ở Mỹ như Los Angeles Times, New York Times và California Journal. Sinh sống tại Hà Nội cùng gia đình từ hơn một năm qua, nhà báo Mỹ này từng có tên trong nhóm nhà báo Los Angeles Times đoạt 3 giải Pulitzer (các năm 1993, 1995 và 1998). Ông thường chia sẻ cái nhìn của ông về cuộc sống ở Việt Nam trên Tuổi Trẻ News. |
có ý nghĩa quan trọng ở hai khía cạnh.
Thứ nhất, nó khiến nhiều người đồng tính Việt Nam hi vọng rằng họ không đơn độc và không phải sống cuộc sống đóng khung với tư cách những công dân hạng hai.
Thứ hai, nội dung bài báo thể hiện cách tiếp cận không can thiệp của chính quyền Việt Nam đối với cuộc diễu hành cho thấy thái độ chấp nhận và thậm chí là tiến bộ.
Suy cho cùng, vấn đề phân biệt đối xử với người đồng tính vẫn còn tồn tại như một quy luật ở hầu hết các nước trên thế giới. Nhưng không có phong trào nhân quyền nào ở thời hiện đại lại phát triển nhanh chóng như việc người đồng tính đi tìm sự thừa nhận từ xã hội để không bị khinh khi và cô lập.
Hai thập kỷ trước, tôi đang trong quá trình hoàn thành công việc kéo dài hai năm viết về phong trào nhân quyền cho người đồng tính ở Hoa Kỳ với tư cách phóng viên của tờ Los Angeles Times. Trước đó, các cuộc tuần hành đầy màu sắc như cuộc tuần hành gần đây ở Hà Nội đã trở thành một phần quen thuộc của bối cảnh chính trị - xã hội ồn ào ở Hoa Kỳ, nhưng chúng chủ yếu giới hạn trong cộng đồng đồng tính ở những thành phố lớn như Los Angeles, San Francisco và New York. Thái độ hoan hỉ đã được thay thế bằng cảm giác cấp bách khi đại dịch HIV tàn phá những cộng đồng này. Chiến dịch chính trị vì người đồng tính lúc này tập trung đấu tranh cho việc được chính thức thừa nhận và thay đổi lớn lao về mặt xã hội.
Tôi còn nhớ có lần gặp gỡ hai nhà hoạt động vì người đồng tính, những người đã biện giải Hoa Kỳ sẽ hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới như thế nào trong vòng hai thập kỷ tới.
Nói thẳng ra là tôi không hiểu những lời biện giải đó. Tôi nhắc họ nhớ rằng hàng ngàn người đồng tính đang sống chung như vợ chồng vào lúc ấy và hiểm họa HIV là thứ lý lẽ mạnh mẽ nhất cổ vũ chuyện chăn gối chung thủy. Cũng đã có những đám cưới mang tính hình thức, nếu không muốn nói là chính thức. Vậy thì tôi tự hỏi có gì quan trọng cơ chứ? Hai nhà hoạt động ấy thở dài rồi lại tiếp tục biện giải.
Tuy vậy, công việc viết bài của tôi đã khiến tôi phát hiện hiện tượng thú vị: sự “bùng nổ những đứa con của người đồng tính”. Nhiều cặp thuộc cộng đồng đồng tính ở Hoa Kỳ, vốn từng gọi đùa những người dị tính luyến ái là “những người gây giống”, đã bắt đầu gây dựng gia đình cho riêng mình. Người đồng tính nữ mang thai nhờ vào ngân hàng tinh trùng hoặc cặp với những người đồng tính nam sẵn sàng hiến tinh trùng. Nhiều người đồng tính nam hơn đã xin con nuôi hoặc giữ quyền chăm sóc con sau khi hôn nhân dị tính của họ đổ vỡ.
Ngày nay, những đứa con này đã trở thành người lớn và những gia đình phi truyền thống như thế xuất hiện trong nhiều hài kịch tình huống trên TV ở Hoa Kỳ. Quay ngược lại lúc trước, bài báo của tôi đã khiến một vài biên tập viên tờ báo sốc trước khi nó tiếp tục gây sốc với độc giả. Vâng, gặp gỡ những gia đình phi truyền thống này khiến tôi hiểu rằng hôn nhân là quan trọng.
Ở Hoa Kỳ, sau khi vài bang cho phép hôn nhân đồng giới thì Tổng thống Barack Obama gần đây cũng đã ủng hộ phong trào này – một bước tiến so với việc trước đây ông phản đối nó. Tôi nghĩ rằng giờ đây ông ta đã đứng về lẽ phải của lịch sử – và cuộc diễu hành đồng tính ở Hà Nội kèm theo một vài nhận xét của các vị chức sắc là dấu hiệu cho thấy Việt Nam có lẽ cũng đang đi theo hướng ấy trong khi nhiều quốc gia khác lại cố cưỡng lại quá trình tiến bộ như thế.
Xem thử nhé: hai lần trong năm qua, hai trong số những người bạn già nhất của tôi – cũng đã làm cha như tôi – lần lượt tiết lộ rằng con trai trưởng thành của họ bị đồng tính.
Một thế hệ trước, những cuộc chuyện trò như thế này hoặc sẽ không hề diễn ra hoặc sẽ như những bài tập khó nhằn. Những anh chàng này sẽ rất khó khăn mới dám thừa nhận thực tế ấy – không chỉ với gia đình họ mà còn với chính bản thân mình. Sức mạnh của chuyện cấm kỵ ấy đã giày vò nhiều tâm hồn và đẩy nhiều người vào đường tự vẫn.
Thật kinh khủng khi tưởng tượng ra những viễn cảnh như thế. Sau khi đã cân nhắc tất cả, tôi mong muốn một ngày nào đó tôi sẽ được mời dự một đám cưới có hai chú rể mà không hề có cô dâu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận