02/11/2015 08:07 GMT+7

Tôi mãi mãi là anh “thợ đụng”?

NGUYỄN LINH (TP Huế)
NGUYỄN LINH (TP Huế)

TT - Năm 1998, tốt nghiệp ĐH ngành công nghệ thông tin (CNTT) loại khá, tôi không theo bạn bè vào Sài Gòn tìm “miền đất hứa” mà quyết tâm ở lại thành phố quê hương làm việc để được gần gia đình, bè bạn.

Sau một thời gian “chạy chọt” đủ đường, cùng với vận may tôi đã được vào làm việc ở một cơ quan cấp tỉnh, lúc đó cử nhân CNTT thuộc vào “của hiếm”.

Hôm đầu tiên làm việc với lãnh đạo, ông hỏi tôi có năng khiếu gì ngoài chuyên môn CNTT? Tôi mạnh dạn trình bày những thế mạnh của mình như biết viết văn, làm thơ, chụp ảnh, cắt kẻ khẩu hiệu, sửa chữa điện nước, kể cả thợ mộc, thợ nề, gò hàn...

Sếp nghe xong gật gù và giới thiệu tôi, nêu tất cả những sở trường của tôi cho cả cơ quan, nghe xong tất cả vỗ tay rần rần làm tôi sung sướng đỏ cả mặt. Ngay sáng hôm đó, việc đầu tiên của tôi không phải làm việc với máy vi tính mà là đi xử lý... bồn bị tắc.

Đã từng làm nghề xây dựng trong mấy năm học ĐH nên công việc này đối với tôi quá đơn giản. Sau vụ đó uy tín của tôi nổi như cồn. Tiếp theo là vô số việc từ nhỏ đến lớn như sửa máy in kẹt giấy, máy vi tính không khởi động, phông chữ bị lỗi, bóng điện bị cháy, mái nhà bị dột... Hằng ngày, ngoài việc chuyên môn, tôi chạy như con thoi hết phòng này qua phòng khác, tầng này đến tầng kia xử lý mọi sự cố lớn nhỏ ở cơ quan. Tôi luôn vui vẻ và nhiệt tình nên được lòng mọi người trong cơ quan.

Một hôm, ông trưởng phòng tổ chức nửa đùa nửa thật: “Em cố gắng hơn nữa, anh đề nghị sếp bổ nhiệm em làm phó văn phòng. Anh thấy một người như em dư sức làm việc này”. Rồi ông trưởng phòng tổ chức về hưu, nhưng tôi không nản, vẫn vui vẻ nhiệt tình làm tất cả mọi việc mọi người trong cơ quan nhờ vả. Rồi ông trưởng phòng tổ chức mới cũng tâm sự với tôi: “Anh thấy cơ quan này không có ai hơn chú đề cử vào chức vụ phó văn phòng. Chú rất xứng đáng”.

Ngày ngày, tháng tháng, năm năm tôi vẫn miệt mài với công việc chuyên môn, vẫn vui vẻ với đủ thứ việc ở cơ quan như cũ. Từ một sinh viên trẻ trung nay đã trở thành một ông bố hai con, đầu đã có vài sợi bạc. Hằng năm, xét khen thưởng tôi vẫn là người có số phiếu cao, luôn được mọi người yêu quý và chỉ vậy thôi.

Tôi vốn là dân kỹ thuật, không khéo léo, giỏi giang trong việc “chạy chọt”, luồn cúi. Để mãi đến bây giờ, khi trên đầu đã hai thứ tóc, bạn bè cùng trang lứa - dù học không giỏi bằng tôi - nay đã lên “ông này, bà nọ” thì tôi vẫn mãi mãi là một anh chuyên viên văn phòng quèn kiêm một anh chàng “thợ đụng” đúng nghĩa.

Tôi có lỗi gì? Có ai may mắn như bạn Tiến Huy nữa không?

Việc của tôi: không phải việc túm tụm!

Là một người trẻ, thú thật tôi rất hay nói câu “không phải việc của tôi” nhưng là một câu chuyện khác. Bởi ở cơ quan tôi, việc của người khác là mỗi khi rảnh rỗi mọi người cùng cơ quan lại túm tụm tìm chuyện của người khác để bàn tán giống như “câu chuyện làm quà”.

Một sự việc, một câu chuyện nào đó có thể bị đồn đoán, thổi phồng, lan truyền thiếu căn cứ... mà tôi cho rằng mọi người đã quan tâm quá mức tới việc của người khác.

Trong khi đó có nhiều việc thật sự là “của mình”, mình và mọi người cần có trách nhiệm thì nhiều người lại lờ đi, tìm cách thoái thác, bỏ qua một cách dễ dàng.

Ví dụ vừa làm việc vừa tranh thủ “buôn” điện thoại, lướt web, tán dóc, rồi chuyện xả rác không đúng nơi quy định, họp hành theo kiểu “giờ cao su”... vẫn thường xuyên xảy ra. Những việc này rõ ràng cần góp ý thẳng thắn, chân thành giữa một tập thể nhưng lại bị hạn chế bởi câu nói “không phải việc của mình”.

Vì thế tôi nghĩ người làm việc tận tâm, tận tụy sẽ phân biệt được “việc của tôi hay việc của ai”, việc nào nên quan tâm và việc nào không.

ĐÔNG NGUYỄN

NGUYỄN LINH (TP Huế)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp