31/10/2018 13:10 GMT+7

Tỏi Lý Sơn và củ sâm xứ Hàn

TẤN VŨ
TẤN VŨ

TTO - Nhìn lại đặc sản như củ tỏi, củ sâm chỉ để ăn hoặc ngâm rượu, chắc chắn việc "giải cứu" các loại nông sản Việt chưa dừng lại.

Tỏi Lý Sơn và củ sâm xứ Hàn - Ảnh 1.

Ít ai nghĩ có ngày ngay đặc sản lại phải ca bài ca . Có hơn 200 tấn tỏi Lý Sơn phải giải cứu khi đối mặt với cú rớt giá chỉ còn 40.000 đồng/kg.

Miệng núi lửa Lý Sơn giữa biển có diện tích gần 10km2, trong đó vỏn vẹn hơn 300ha trồng được tỏi. Năm được mùa nhất Lý Sơn cũng chỉ có hơn 2.500 tấn.

Tỏi Lý Sơn cung không đủ cầu, chỉ riêng chuỗi siêu thị Co.op Mart mỗi ngày đã tiêu thụ gần nửa tấn tỏi Lý Sơn, chưa kể xuất khẩu, nhưng chẳng hiểu sao "tỏi Lý Sơn" vẫn tràn ngập thị trường cả nước.

Vậy là tỏi giả Lý Sơn đã khiến tỏi Lý Sơn thật điêu đứng. Người trồng tỏi Lý Sơn khóc ròng vì họ không hiểu tỏi Lý Sơn từ đâu nhiều vậy?

Nhìn lại 9 năm từ khi Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu tập thể cho thương hiệu tỏi Lý Sơn, vương quốc tỏi này được gì?

Chính quyền loay hoay tìm cách bảo vệ thương hiệu tỏi Lý Sơn bằng các biện pháp hành chính như khuyến cáo các tàu hàng, tàu cá không chở tỏi ở các nơi khác về đảo để bán. Buộc bưu điện trả lại những bao tỏi vận chuyển theo đường bưu phẩm ra đảo, xử phạt các thương lái mang tỏi từ nơi khác về Lý Sơn...

Vẫn thiếu vắng "công nghệ" xây dựng thương hiệu, chế biến và phân phối sản phẩm có sức sống của thị trường mà nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác đã áp dụng và ăn nên làm ra.

Tỏi từ Hà Nội, Hải Dương, Phan Rang, đặc biệt là tỏi Khánh Hòa hương vị, hình hài, không khác gì tỏi Lý Sơn vẫn âm thầm chạy về đảo và mang đi tiêu thụ. Hoặc tự nó ra thị trường dưới thương hiệu "ký sinh" là tỏi Lý Sơn mà không ai phân biệt được.

Người Lý Sơn ôm tỏi của chính mình, thương hiệu mình, "chết đứng" ngay trên đảo.

Tỏi Lý Sơn thơm, ngon, lạ nhưng chỉ để ăn hoặc ngâm rượu. Gần đây chuyện làm tỏi đen rộ lên nhưng khi thành tỏi đen thì tỏi Lý Sơn hay nơi khác chẳng ai phân biệt được.

Chuyện tương tự cũng xảy ra với củ sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam giá trị kinh tế rất cao nhưng ngoài việc ăn và ngâm rượu chưa biết làm gì hay hơn nữa!

Vẫn thiếu vắng chuỗi sản phẩm phụ phía sau những nguyên liệu thô như củ tỏi, củ sâm dù có thương hiệu vẫn nằm kẹt cứng, chẳng khác gì những nông sản phổ biến khác.

Nhưng với xứ người, câu chuyện lại khác. Ông Im Chang Ho, chủ tịch huyện miền núi Hamyang (tỉnh Gyeongsang) - thủ phủ sâm Hàn Quốc, từng khoe rằng huyện ông có gần 40.000 dân, 70% diện tích là núi cao, mùa đông lạnh âm 15oC vậy mà thu nhập bình quân hơn 20.000 USD/người/năm.

Sâm của người dân ông Ho không trồng để ăn hay ngâm rượu mà chế biến thành 23 loại sản phẩm khác nhau từ dược phẩm, bánh kẹo, thức uống, mỹ phẩm... xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia. Sâm chỉ là nguyên liệu thô cho các mặt hàng giá trị gấp nhiều lần xuất ra các nước.

Nhìn lại đặc sản như củ tỏi, củ sâm chỉ để ăn hoặc ngâm rượu, chắc chắn việc "giải cứu" các loại nông sản Việt chưa dừng lại.

Tỏi Lý Sơn... tha hương

TTO - Trong khi chính quyền huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi khẳng định người dân địa phương không còn nhiều tỏi để bán dù hiện có giá gấp ba lần so với cùng thời điểm năm trước, nhưng ngay tại TP Quảng Ngãi, “tỏi Lý Sơn” vẫn được bày bán tràn lan.

TẤN VŨ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp