22/11/2023 16:05 GMT+7

'Tôi hy vọng những người khuyết tật được chăm sóc sức khỏe bình đẳng'

Đó là chia sẻ của chị N.T.C.N. - hội viên Hội Người khuyết tật Hà Nội - trong buổi truyền thông và khám sức khỏe cho hơn 30 người khuyết tật tại phòng khám Dr.Marie, Hà Nội.

Đại sứ Úc tại Việt Nam chụp ảnh cùng MSIVN và các thành viên Hội Người khuyết tật TP Hà Nội - Ảnh: BTC

Đại sứ Úc tại Việt Nam chụp ảnh cùng MSIVN và các thành viên Hội Người khuyết tật TP Hà Nội - Ảnh: BTC

Chương trình nằm trong dự án RESPOND triển khai từ tháng 8-2021 đến tháng 7-2023, do Chính phủ Úc tài trợ cho hệ thống MSI Reproductive Choices Việt Nam (MSIVN).

Thực tế, việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ khuyết tật hiện nay còn nhiều khó khăn. Chị N. chia sẻ đã từng bị phân biệt đối xử, thậm chí miệt thị khi đến bệnh viện thăm khám. Được sự hỗ trợ của dự án, chị N. được thăm khám, tầm soát ung thư vú. Cũng chính lần đầu tiên thăm khám tại đây, chị N. phát hiện mình mắc ung thư vú.

"Phát hiện ra mình mắc bệnh, tôi đã rất sợ. Nhưng bác sĩ nói tôi còn may mắn bởi phát hiện sớm. Sau khi phẫu thuật, xạ trị, giờ đây tôi đang dần phục hồi sức khỏe. Tôi hy vọng những người khuyết tật giống tôi được chăm sóc sức khỏe bình đẳng như những người bình thường khác", chị N. nói.

Ngoài người khuyết tật, dự án còn hướng đến các đối tượng yếu thế trong xã hội như phụ nữ nghèo, nữ công nhân, phụ nữ và nam giới nông thôn, nạn nhân của bạo lực giới, thanh thiếu niên…

Tham dự buổi truyền thông sức khỏe cho người khuyết tật, ông Andrew Goledzinowski - đại sứ đặc mệnh toàn quyền Úc tại Việt Nam - chia sẻ ý nghĩa nhân văn của dự án.

"Chúng ta đều có quyền được tiếp cận các dịch vụ y tế và được đảm bảo sức khỏe. Vậy nên tôi rất vui mừng khi được chứng kiến nỗ lực thúc đẩy khả năng tiếp cận bình đẳng đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà không có sự phân biệt đối xử do dự án thực hiện", ông Andrew Goledzinowski bày tỏ.

Hàng ngàn người yếu thế được chăm sóc sức khỏe sinh sản

Trong gần một năm rưỡi triển khai dự án, MSIVN đã giúp hơn 50.600 phụ nữ nông thôn được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Họ nhận được những ưu đãi đặc biệt về vòng tránh thai và cấy ghép tránh thai.

Bên cạnh đó, gần 1.000 phụ nữ khuyết tật và 462 nạn nhân của bạo lực giới được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, tránh thai. Hơn 12.300 phụ nữ nghèo và 5.978 phụ nữ dân tộc thiểu số được hưởng lợi từ chương trình.

Để người khuyết tật đóng góp ngược lại cho xã hộiĐể người khuyết tật đóng góp ngược lại cho xã hội

Người khuyết tật có những thiệt thòi nhưng không cần thương hại hay cứu trợ mà cần sự quan tâm, giúp đỡ để họ hòa nhập xã hội, tự làm chủ cuộc sống, đóng góp tích cực cho cộng đồng, xã hội.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp