Tôi thấy vợ có lý và quyết định nghe nàng là không mua sách nữa. Nhưng khi vào nhà sách, tôi lại không ghìm nổi, vẫn phải mua. Vì vậy, ở trang đầu tôi nháy chữ giám đốc viết: “Tặng đồng chí Pêtrốp vì đồng chí đã làm việc tốt”, ký tên, giám đốc nhà máy.
Tôi đưa quyển sách được tặng cho vợ xem. Nàng đọc lời đề tặng, nhìn chồng, hài lòng.
Lần sau, tôi viết ở trang nhất quyển sách khác, dĩ nhiên, phải thay đổi tuồng chữ: “Kính biếu quyển sách này vì đồng chí có bài viết hay được đăng trên báo”. Vợ xem xong, tỏ vẻ ngạc nhiên: “Anh có nói với em là anh viết báo đâu?”. “Nếu thực sự quan tâm đến chồng thì em phải biết chớ!” - tôi tỏ vẻ trách giận vợ.
Rồi khi tôi bắt đầu mua những quyển sách quý và hiếm, tôi không thể nói đó là quà tặng của lãnh đạo nhà máy được nữa. Tôi vắt óc nghĩ. Cuối cùng cũng nghĩ ra cách. Tôi viết vào trang sách: “Chúc mừng ngày sinh nhật cậu - Vania!”. Vợ tôi lại hỏi: “Cậu Vania nào, em chưa bao giờ nghe anh nhắc đến cậu ấy!”. tôi giải thích cậu Vania là cậu ruột của tôi. Ông ấy rất quý sách và luôn muốn tặng những quyển sách quý cho tôi. Tiếp đến là quyển sách do bà tôi đề tặng: “Tặng cháu yêu quý của bà!”. Vợ tôi vặn hỏi: “Bà tặng anh quyển sách của Dôla như ngày anh còn nhỏ à?”. Tôi nhanh trí: “Chắc bà nghĩ đây là quyển truyện cổ tích”. Rồi tiếp theo là các tác giả tặng sách cho tôi….
Một buổi tối, tôi thấy vợ mặc bộ váy mới. “Em mua đấy à?”. Tôi hỏi. “Không, em được tặng đó!”. “Ai tặng?”. “Một người quen chung của chúng ta. Anh được tặng sách, còn em được tặng áo, tặng váy”. “Hắn là ai?” - tôi hét lên. Vợ tôi mỉm cười và nói: “Hắn là Giăng-giắc Rút-xô”(*).
(*) Nhà văn Pháp (1712-1778).
Tuổi Trẻ Cười số 507 ra ngày 15/9/2014 hiện đã có mặt tại các sạp báo. Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận