10/12/2003 06:00 GMT+7

Tôi đi... buôn ngựa!

VÕ VĂN THÀNH
VÕ VĂN THÀNH

TT - Thời gian gần đây món phở Hà Nội lại trở thành “tai tiếng” khi các phương tiện thông tin đại chúng phát hiện bấy lâu mọi người thay vì được ăn phở bò lại chỉ toàn xơi phải món... phở ngựa. Đơn giản vì thịt ngựa rẻ và sau khi chế biến thì... ăn như thịt bò. Một ông chủ lò mổ ở Hà Tây cho biết nguồn cung cấp ngựa chủ yếu đến từ huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Thế là tôi lặn lội lên miền rừng núi này để theo dấu những đường dây buôn ngựa.

YGR0QmjZ.jpgPhóng to
Lùa ngựa về điểm tập trung
TT - Thời gian gần đây món phở Hà Nội lại trở thành “tai tiếng” khi các phương tiện thông tin đại chúng phát hiện bấy lâu mọi người thay vì được ăn phở bò lại chỉ toàn xơi phải món... phở ngựa. Đơn giản vì thịt ngựa rẻ và sau khi chế biến thì... ăn như thịt bò. Một ông chủ lò mổ ở Hà Tây cho biết nguồn cung cấp ngựa chủ yếu đến từ huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Thế là tôi lặn lội lên miền rừng núi này để theo dấu những đường dây buôn ngựa.

Cuộc phiêu lưu của những con ngựa Lào

Ngay dọc quốc lộ 7 lên Kỳ Sơn tôi đã gặp chuyến xe mang biển số 37H-9936 đang chở ngựa về xuôi. Phía sau khoang tải là bầy ngựa đen kịt chen chúc chừng 40 con. Có lẽ do chật chội quá nên các chú ngựa cắn vào tai nhau thay cho cú đá hậu sở trường. Một thanh niên đứng trên khoang dùng roi để can thiệp chuyện bầy nhựa cắn xé nhau, tôi hỏi anh ta:

- Chở ngựa đi đâu vậy?

- Hà Tây!

Ở Kỳ Sơn hiện có ba “cai đầu dài” buôn ngựa trú ngụ tại thị trấn Mường Xén. Những “cai đầu dài” này thâu tóm ngựa ở Kỳ Sơn để đưa về Hà Tây, hoặc họ đưa tiền, đặt hàng một số người dân địa phương thu mua ngựa từ Lào. Huyện Kỳ Sơn có 192km đường biên giáp với nước bạn Lào.

Nhiều gia đình người Mông ở Kỳ Sơn có thói quen nuôi ngựa, tuy nhiên do địa hình núi dốc nên họ không nuôi được nhiều, mỗi gia đình chỉ có 1-2 con dùng trong việc đi lại và thồ hàng. Trong khi đó, đồng bào Mông của họ ở bên kia biên giới lại phổ biến phong trào nuôi ngựa. Có những gia đình chăn nuôi đến cả trăm con. Đây chính là nguồn cung cấp ngựa cho các quán... phở bò tại Hà Nội.

Nếu tính ra thì quãng đường phiêu lưu của một con ngựa từ bãi cỏ ở tỉnh Xiêng Khoảng (Lào) vào đến bát phở Hà Nội dài gần 1.000km, và phải qua tay nhiều người. Đường dây buôn bán này được tổ chức khá chặt chẽ: ngựa từ các trại nuôi bên Lào do người Lào chở bằng xe tải đến gần biên giới, ở đây sẽ có các tay dắt ngựa thuê người Mông (Kỳ Sơn) đến xem hàng. Thỏa thuận xong giá cả, tiền sẽ được trao ngay tại đường biên dưới chân núi Đỉnh Nham (chỉ cách cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn vài trăm mét).

Sau đó các tay dắt ngựa thuê dẫn ngựa qua đường mòn ra quốc lộ 7 về một điểm tập trung cũng của người địa phương ở gần thị trấn Mường Xén. Các “cai đầu dài” chỉ việc cho xe tải lên các điểm tập trung chở ngựa về giao cho những lò mổ ở Hà Tây. Con ngựa Lào thường xuyên thông thương qua lại biên giới với VN nhưng gần như không có sự kiểm soát nào của các cơ quan chức năng.

Hằng ngày anh xe ôm Lỳ Xây Xo chở tôi trên chiếc xe Minsk qua lại đoạn quốc lộ 7 từ thị trấn Mường Xén lên cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn để tìm mua... ngựa kéo. Bên cạnh việc bán buôn ngựa thịt, dân địa phương cũng có bán cả ngựa kéo. Xo giảng cho tôi hiểu rằng mua ngựa kéo thì phải chọn mua ngựa hay, mà “ngựa hay là ngựa không có xoáy ở ức và trán; nên chọn con có móng chân chụm, đừng chọn móng xòe...”.

Qua tìm hiểu, tôi phát hiện bốn điểm tập trung ngựa từ biên giới về do người Mông (Kỳ Sơn) làm chủ. Đó là Vừ Trắng, Vừ Bung, Ông Bó và Giơ Lầu. Những người làm nghề dắt ngựa thuê cho bốn ông chủ này phần lớn là dân bản làng sát biên giới nên việc qua lại đường biên đối với họ dễ như... sang nhà hàng xóm.

flHURaBl.jpgPhóng to
Chở ngựa về xuôi
Một ngày trời (4-12-2003) “mai phục” trên ngọn núi Đỉnh Nham, đến khoảng 16g chúng tôi bắt gặp ba người đàn ông đang lùa đàn ngựa chừng 20 con từ bên Lào theo đường mòn về VN. Đàn ngựa dường như vừa trải qua một quãng đường khá xa nên trông chúng bẩn thỉu và mệt mỏi. Một người chạy bộ đi trước để dẹp đường, đàn ngựa chạy giữa, hai người đi xe Minsk áp tải phía sau. Cứ thế người và ngựa ùa ra quốc lộ 7, đi đến đâu huyên náo đến đó. Sau điếu thuốc làm quen tôi bắt chuyện với một người áp tải:

- Ngựa này của ai?

- Vừ Trắng!

- Làm thuê cho Vừ Trắng có khá không?

- Mỗi chuyến hắn trả cho ba người 1 triệu đồng, mà phải vào sâu bên Lào để tìm mua ngựa mới được. Tháng cũng được 4-5 chuyến đó.

- Anh tên gì, nhà ở đâu?

- Ta tên là Lầu Bá Chơ, ở xã Mường Lống. Mường Lống bây giờ xóa cây thuốc phiện rồi, đi làm thuê thế này mới có tiền mà.

Trong vai một người đi mua ngựa kéo, tôi tìm đến nhà Vừ Trắng tận mắt chứng kiến đàn ngựa chen chúc phía sau nhà. Ông ta cho biết phải gom đủ 40 con trở lên mới có xe vào chở ngựa. Quan sát bầy ngựa một lúc thấy có con bị lở loét, có con lại cụt đuôi nên tôi vận dụng “bài giảng” của Lỳ Xây Xo để than phiền rằng không có ngựa hay, và hẹn Vừ Trắng lần sau sẽ đến.

“Một con ngựa đau... cả nhà ăn mà không biết!”

Lý giải về tình trạng ngựa được buôn bán qua biên giới một cách tự nhiên dựa vào thiên nhiên rừng núi Kỳ Sơn, thiếu tá Châu Văn Thao - đồn phó đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn - nói: “Về nguyên tắc, mọi việc thông thương qua biên giới đều phải làm thủ tục tại đồn biên phòng. Hơn nữa, theo tôi được biết, Bộ Thương mại đã có chỉ thị cấm nhập động vật qua biên giới. Thế nhưng việc kiểm soát buôn bán trâu, bò, ngựa nói chung qua đường biên gặp rất nhiều khó khăn. Người dân ở biên giới mua bán ngựa theo kiểu trao tay nên dọc theo đường biên khi con ngựa đã sang đến đất VN thì không thể phân biệt đâu là ngựa Lào đâu là ngựa Việt, nên dù bắt được quả tang chúng tôi cũng không thể thu giữ như đối với tội phạm ma túy”.

Điều đáng buồn nhất chúng tôi bắt gặp trong chuyến thâm nhập đường dây buôn ngựa chính là ở trạm kiểm dịch và phúc kiểm động vật qua cửa khẩu Nậm Cắn. Trạm này không đóng ở cửa khẩu để kịp thời làm tròn chức năng kiểm dịch, mà dời về đóng ở gần thị trấn Mường Xén với lý do được ông Nguyễn Văn Lý - trạm trưởng - giải thích là: “Cửa khẩu chưa xây dựng xong nên tạm thời chúng tôi phải đóng ở đây”.

Cái tạm thời đó đã kéo dài nhiều năm nay kể từ khi trạm được thành lập vào năm 1997. Bởi vì đóng cách xa cửa khẩu nên trạm chủ yếu chỉ làm nhiệm vụ phúc kiểm, đại khái như phát hiện xe chở động vật đi qua trạm thì dừng xe lại kiểm tra và... cho qua (ông Lý khẳng định chưa bao giờ trạm phải lập biên bản tiêu hủy bất cứ một con vật nào).

Cũng cần nói thêm rằng việc kiểm dịch của trạm hiện nay chủ yếu bằng mắt thường mà không có bất cứ thiết bị chuyên môn nào đáng kể. Với tình trạng trên, theo thống kê hằng năm có tới gần 1.000 con trâu, 1.000 con bò, 1.000 con ngựa được nhập từ Lào về theo quốc lộ 7 cung cấp cho các lò mổ trong Nam ngoài Bắc, e rằng mỗi buổi sáng người Hà Nội cầm trên tay bát phở bò thơm ngon mà không thể nào biết chắc về sức khỏe của các chú ngựa Lào vừa vượt qua gần 1.000km để... đến với họ.

Do lợi nhuận gần 1/3 so với thịt bò, một số lò mổ ở thị trấn Mường Xén vẫn thường đánh tráo thịt bò thành thịt ngựa để tung ra thị trường. Lỳ Xây Xo cảnh báo tôi rằng: “Mày đi mua thịt bò phải cẩn thận đó, nếu thấy miếng thịt có thớ to, màu trắng, mùi tanh... thì đích thị là thịt ngựa rồi”.

VÕ VĂN THÀNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp