09/08/2022 10:36 GMT+7

'Tôi cũng là giáo viên, đọc bài báo mà nước mắt cứ tuôn rơi...'

M. TR tổng hợp
M. TR tổng hợp

TTO - Đồng cảm với tâm sự người trong cuộc, nhiều bạn đọc đã bày tỏ ý kiến cảm thông và chia sẻ. Một số bạn đọc còn kiến nghị: "Về lâu dài nếu thật sự không có cải cách lớn về tiền lương, tôi e rằng sẽ có nhiều người bỏ việc".

Tôi cũng là giáo viên, đọc bài báo mà nước mắt cứ tuôn rơi... - Ảnh 1.

Giáo viên là nghề được xã hội tôn trọng, nhưng lương không đủ sống thì làm sao cống hiến hết mình? - Ảnh: ANH KHÔI

Sau khi Tuổi Trẻ Online đăng tải ý kiến của bạn đọc Trang Nguyễn về thực trạng hai ngành nghề được xã hội tôn trọng, nhưng lương thì bèo bọt, nhiều bạn đọc đã bày tỏ cám cảnh và chia sẻ.

Tỏ ra rất thông cảm, bạn đọc Hữu Thịnh viết: "Đất nước còn nghèo, lực lượng nhận lương lại đông, cải thiện đồng lương chắc phải còn chờ. Mọi người đừng nghĩ chỉ giáo viên năng lực yếu kém mới không thể dạy thêm, không ra trường tư. Thật sự có rất nhiều thầy cô rất giỏi tuy họ không dư dả gì nhưng sẵn sàng dạy miễn phí cho học sinh".

Theo bạn đọc này, học sinh nhiều nơi còn nghèo, tiền đóng học phí, BHYT không có, giáo viên còn bỏ tiền túi ra đóng cho các em. Dạy thêm không xấu nhưng có công bằng cho các em còn lại? Đó là điều trăn trở của nhiều giáo viên.

"Nhìn bề ngoài, thầy cô có vẻ tươm tất không phải giàu có gì đâu, chẳng qua là biết tính toán chi tiêu sao cho hợp lý. Học sinh tôi dạy hỏi em muốn theo nghề thầy. Tôi nói nếu gia đình em không khó khăn, không phải lo cho cha mẹ thì em có thể sống ổn, còn nếu không, em nên chọn ngành có thu nhập cao. Cũng vui vì em trả lời vậy em sẽ theo ngành kinh tế, có tiền em sẽ đóng góp cho xã hội theo cách khác" - bạn đọc này tâm sự.

Đọc bài báo mà nước mắt cứ tuôn rơi, mình cũng là giáo viên. Với lòng trắc ẩn luôn hiện diện, sẵn sàng giúp người nghèo mà có thể họ không nghèo hơn mình, sẵn sàng giúp học sinh bằng vật chất và tiền của… Với đồng lương ít ỏi, mình nợ ngân hàng ngay từ khi vào nghề đến giờ là 13 năm vẫn chưa trả hết món vay. Thôi thì… 'hữu sư bất phú vi sư bất bần' chứ biết làm sao bây giờ.

Trích ý kiến bạn đọc Lê Tân Phong

Cùng là người gắn bó với bục giảng nhiều năm, bạn đọc tên Thiện giãi bày: "Tôi là một giáo viên đã có 25 năm trong nghề với mức lương 9 triệu. Trong khi đó em trai tôi mới đi làm công nhân 3 năm thì lương 10 triệu, ngoài ra tiền thưởng cả năm còn hơn 1 tháng lương nữa. Đó là lý do chính mà công chức bỏ nghề. Bên cạnh lý do đó thì áp lực công việc và sự kỳ vọng quá lớn của phụ huynh đối với con cái cũng làm cho giáo viên cảm thấy chán nản".

Theo bạn đọc Thiện, một nghịch lý khác nữa là xã hội nên nhìn nhận việc giáo viên dạy phụ đạo cho học sinh đâu phải là chuyện xấu, nhưng mọi người thường lên án. "Một giáo viên tâm huyết với nghề luôn được phụ huynh tin tưởng gửi gắm con đến để phụ đạo cho những em yếu hoặc bồi dưỡng cho những em có năng khiếu về một môn học nào đó thì bị lên án là dạy thêm, học thêm" - bạn đọc này viết.

Thực tế, ngoài việc dạy thêm, một số giáo viên, người làm ngành y, công chức... phải làm thêm nhiều việc khác để đủ trang trải, nhưng lại theo một số bạn đọc thay vì tỏ ra cảm thông, phần lớn mọi người cho rằng làm như vậy sẽ không toàn tâm toàn ý với nghề.

Vậy lỗi do đâu?

Về ý này, bạn đọc tên Hien viết: "Cảm ơn báo Tuổi Trẻ đã lên bài này. Người xưa nghĩ làm nhà nước nhàn lắm rồi chân ngoài, chân trong. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Lương thì thấp, chế độ đãi ngộ kém. Một gia đình 2 vợ chồng làm nhà nước không thể nào nuôi một đứa con học đại học với mức học phí tự chủ của các trường như hiện nay".

Bạn đọc này dẫn chứng: "Năm 2016, tôi ra trường làm dược sĩ cho một bệnh viện tuyến huyện. Từng ứa nước mắt khi nhận mức lương theo hệ số 2,34 với số tiền chưa tới 3 triệu đồng. Tiền không phải là tất cả nhưng không có tiền chúng ta không làm được gì".

Cuối cùng, bạn đọc Hien kiến nghị: "Mong Nhà nước cải cách để công, viên chức nhà nước yên tâm công tác. Về lâu dài nếu thật sự không có cải cách lớn về tiền lương, tôi e rằng sẽ có nhiều người bỏ việc".

Tỏ ra rất cảm thông, bạn đọc Trần Minh Vọng viết: "Bài viết rất hay và đúng với thực trạng hiện nay. Thu nhập không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu, người ta còn phải nuôi con ăn học và còn nhiều công việc khác. Chính vì vậy muốn giữ được người lao động thì phải thực hiện ngay chính sách tăng lương thì mới giữ được người có tâm và có tài. Nếu không tăng lương ngay thì những người có đức có tài sẽ bỏ việc".

Rất thẳng thắn, bạn đọc Văn Minh kể: "Tôi học đại học ra rồi xin vào dạy học cả 10 năm, thi không được công chức (tôi không hề kém). Tôi xin ra ngoài làm thuê thấy đời sống nhiều anh em công nhân, người lao động vất vả khô mồ hôi là hết tiền mà cũng chả thấy có hội nghị nào nói đến đời sống của chúng tôi. Lương nhà nước thấp, thầy cô thấp, y bác sĩ cũng thấp thì các vị đấu tranh ghê lắm, nhưng hãy xem đời sống thực tế có vị nào sống khổ không?".

Lý giải thêm điều này, bạn đọc Văn Minh bổ sung: "Nhưng xin hỏi: Có vị nào chịu rời nhà nước hay không? Các vị y bác sĩ thì bám bệnh viện công lấy tiếng để có uy tín làm thêm bên ngoài, giáo viên thì bằng mọi giá lo được biên chế để mình có nơi dạy và dễ dàng dạy thêm… chẳng có vị nào chịu bỏ dù cứ kêu than. Nghịch lý vậy".

Cùng chia sẻ, bạn đọc Lâm Cao Hồng đáp lời: "Đã từng là giáo viên thì bạn hiểu được lương giáo viên thấp như thế nào, chắc cũng vì lương thấp bạn mới xin nghỉ, nhưng đó là khía cạnh một người, một số ít người nghỉ thì không sao, nhưng phần đông giáo viên nói riêng, cán bộ, công chức, viên chức nói chung đều xin nghỉ thì bạn thấy nó tác động lớn như thế nào?".

Theo bạn đọc Lâm Cao Hồng, lương công chức, viên chức không bằng lương lao động phổ thông ở các doanh nghiệp và đó là một thiệt thòi, bởi họ cũng phải làm 8 tiếng, làm ngoài giờ, làm thêm...

Do đó, theo rất nhiều bạn đọc, đã đến lúc Nhà nước cần xem lại cho thấu đáo để cải thiện tình hình.

Theo bạn, ngoài nguyên nhân lương không đủ sống, chế độ ưu đãi không cao, còn lý do nào khác khiến hàng loạt cán bộ, viên chức nhà nước xin nghỉ việc hàng loạt?

Mọi phản ảnh, góp ý, hiến kế... kính mời bạn gởi đến Tuổi Trẻ Online qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc địa chỉ email: [email protected][email protected]. Cảm ơn bạn!

Công chức nghỉ việc hàng loạt là hồi chuông báo động đúng lúc để Công chức nghỉ việc hàng loạt là hồi chuông báo động đúng lúc để 'thức tỉnh'?

TTO - Theo bạn đọc Chinh Phạm, con số gần chục ngàn người nghỉ việc khối y tế vừa bất thường, cũng vừa là chuyện bình thường nếu xét theo quan điểm thị trường. Có khi lại là hồi chuông báo động đúng thời điểm để khâu quản lý nhà nước "thức tỉnh".

M. TR tổng hợp
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp