02/08/2021 19:00 GMT+7

Tối 2-8: Cả nước 4.254 ca COVID-19 mới, thêm 3.808 người khỏi bệnh

HƯƠNG THẢO
HƯƠNG THẢO

TTO - Bộ Y tế cho biết từ 6h - 18h30 ngày 2-8, cả nước ghi nhận 4.254 ca mắc COVID-19. Trong ngày, có thêm 3.808 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh; TP.HCM chạm ngưỡng 100.000 ca.

Tối 2-8: Cả nước 4.254 ca COVID-19 mới, thêm 3.808 người khỏi bệnh - Ảnh 1.

Bệnh nhân mắc COVID-19 nặng tại Bệnh viện hồi sức COVID-19 được xuất viện - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bộ Y tế cho biết trong 4.254 ca mắc mới, có 7 ca nhập cảnh; 4.247 ca ghi nhận trong nước. Trong đó có 1.368 ca trong cộng đồng.

Cụ thể TP.HCM có 2.267 ca, Bình Dương (453 ca), Long An (445 ca), Khánh Hòa (286 ca), Đồng Nai (191 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (132 ca), Hà Nội (113 ca), Cần Thơ (102 ca), Đồng Tháp (66 ca), Trà Vinh (31 ca).

Phú Yên (25 ca), Ninh Thuận (19 ca), Quảng Nam (19 ca), Đắk Lắk (14 ca), Nghệ An (13 ca), Hậu Giang (11 ca), Bình Phước (8 ca), Bình Định (7 ca), Hà Tĩnh (7 ca), Sơn La (6 ca), Gia Lai (6 ca), Thanh Hóa (5 ca), Thừa Thiên Huế (4 ca), Vĩnh Phúc (3 ca), Lạng Sơn (3 ca), Quảng Ngãi (3 ca), Hà Nam (2 ca), Quảng Bình (2 ca), Đắk Nông (2 ca), Hưng Yên (1 ca), Kiên Giang (1 ca). 

Như vậy trong ngày 2-8, cả nước ghi nhận 7.455 ca mắc mới, trong đó 7.445 ca ghi nhận trong nước. TP.HCM là địa phương có số ca mắc cao nhất với 4.264 ca, nâng tổng số ca mắc từ ngày 27-4 đến nay lên 99.343 ca. 

Trong ngày có 3.808 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh; số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU là 436 ca; số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO 14 ca.

Ngày 2-8, Tiểu ban điều trị - Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo bổ sung 389 ca tử vong (1307-1695) tại 4 tỉnh, thành, bao gồm TP.HCM từ ngày 17-7 đến 2-8: 354 ca; Bình Dương từ ngày 17-7 đến 24-7: 25 ca; Đồng Nai từ ngày 29-7 đến 2-8: 6 ca; Long An từ ngày 31-7 đến 2- 8: 4 ca

Tính đến nay, Bộ Y tế đã huy động lực lượng gần 10.000 người chống dịch, gồm TP.HCM 8.293 người, Bình Dương 1.134 người và các tỉnh thuộc khu vực phía Nam. Trong đó lực lượng của Bộ Y tế gần 8.000 người; các tỉnh, thành phố khác gần 2.000 người.

Bộ Y tế thành lập Tổ công tác điều phối máy thở phục vụ điều trị người bệnh COVID-19 toàn quốc do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn làm tổ trưởng.

Tối 2-8: Cả nước 4.254 ca COVID-19 mới, thêm 3.808 người khỏi bệnh - Ảnh 2.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Phong tỏa Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng

photo-1

BVĐK Sóc Trăng phong tỏa từ 17h ngày 2-8 - Ành: K.T

Chiều 2-8, chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu đã ký quyết định thiết lập vùng cách ly y tế để phòng, chống dịch COVID-19 đối với Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng trong 14 ngày, kể từ 17h ngày 2-8.

Giao Sở Y tế hướng dẫn Bệnh viện Đa khoa tỉnh xây dựng phương án thiết lập vùng cách ly y tế và điều kiện đảm bảo duy trì hoạt động an toàn đối với việc tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu, chạy thận nhân tạo, xét nghiệm PCR.

Trước đó, khoảng 8h ngày 30-7, Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 2 bệnh nhân N.T.Đ. và L.T.K. Bệnh viện đã điều tra, xác minh, truy vết các trường hợp có tiếp xúc với người nhiễm SARS-CoV-2.

Có 11 bác sĩ, điều dưỡng tiếp xúc chăm sóc bệnh nhân.

KHẮC TÂM

Hà Nội chỉ có thêm 1 ca COVID-19 mới

photo-1

Khoan vùng phong toả, cách ly y tế đối với khu vực có trụ sở công ty thực Phẩm Thanh Nga tại Minh Khai, Hai Bà Trưng - Ảnh: NAM TRẦN

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, chiều 2-8, trên địa bàn thành phố ghi nhận thêm 1 ca mắc mới. Đây là một ca mắc mới tại cộng đồng. Như vậy trong vòng 24 giờ qua, Hà Nội ghi nhận thêm 98 ca mắc mới.

Bệnh nhân vừa được xác định dương tính chiều nay ở quận Đống Đa, thuộc chùm ca bệnh ho, sốt thứ phát.

Cụ thể bệnh nhân P.X.H, nam, sinh năm 1979, địa chỉ Trường Chinh, Đống Đa. Bệnh nhân là F1 của BN157694 đã được ghi nhận trước đó. Ngày 2-8 được CDC Hà Nội lấy mẫu kết quả xét nghiệm dương tính.

Số mắc cộng dồn tại Hà Nội trong đợt dịch 4 tính đến thời điểm này 1.345 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 821 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 524 ca.

Liên quan chùm ca bệnh COVID-19 tại Công ty Thực phẩm Thanh Nga, Công ty VinCommerce cho biết có 8 siêu thị Vinmart và 15 cửa hàng Vinmart+ đã nhận được thông báo của chính quyền địa phương về việc rà soát các F0 của Công ty Thực phẩm Thanh Nga và phối hợp thực hiện các biện pháp phòng dịch phù hợp.

T.HÀ


Bộ Y tế cho biết đến thời điểm hiện nay, có 6 loại vắc xin phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam. Tất cả các vắc xin được cấp phép và đưa về Việt Nam sử dụng đều đảm bảo an toàn và hiệu quả.

1. Vắc xin AstraZeneca

Do Tập đoàn AstraZeneca sản xuất, được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại 181 quốc gia, vùng lãnh thổ; được WHO đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vắc xin này đã được sử dụng tại 119 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng số vắc xin đã sử dụng khoảng 980 triệu liều.

Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 8.716.290 liều sau 15 đợt giao vắc xin. Vắc xin AstraZeneca được triển khai tiêm chủng tại Việt Nam từ tháng 3-2021, hiện đang là vắc xin có số lượng sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam.

2. Vắc xin Gam-COVID-Vac (tên khác SPUTNIK V)

Do Viện nghiên cứu Gamaleya, Nga sản xuất, đã được cấp phép sử dụng tại 70 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đến nay, vắc xin này đã được sử dụng tại 49 quốc gia với tổng số vắc xin đã sử dụng khoảng 85 triệu liều.

Việt Nam đã tiếp nhận 2.000 liều do Chính phủ Liên bang Nga viện trợ giữa tháng 3-2021 và sử dụng cho gần 900 người. Ngày 1-8 nhận thêm 10.000 liều.

3. Vắc xin Vero Cell

Do Sinopharm phát triển và Beijing Institute of Biological Products Co., Ltd., - Trung Quốc sản xuất, được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ; được WHO đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vắc xin này đang sử dụng tại 59 quốc gia với khoảng 800 triệu liều đã được sử dụng.

Việt Nam đã tiếp nhận 500.000 liều do Chính phủ Trung Quốc viện trợ và đang triển khai tiêm chủng từ tháng 7-2021. Quảng Ninh là địa phương đầu tiên triển khai tiêm xong 88.100 liều mũi 1 và sẽ tiến hành tiêm mũi 2 từ ngày 4-8.

Riêng Bình Liêu (Quảng Ninh) đã đạt độ bao phủ tiêm vắc xin đối với 50% dân số toàn huyện. Vắc xin của TP.HCM nhận cũng là loại vắc xin này.

4. Vắc xin Comirnaty của Pfizer/BioNTech

Được cấp phép sử dụng tại 111 quốc gia và vùng lãnh thổ; được WHO đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vắc xin này đã được sử dụng tại 97 quốc gia với khoảng 850 triệu liều đã được sử dụng.

Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 746.460 liều và đang triển khai tiêm chủng.

5. Vắc xin Spikevax (tên khác Covid-19 Vaccine Moderna)

Do Moderna sản xuất, đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ; được WHO đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vắc xin này đã được sử dụng tại 63 quốc gia với khoảng 340 triệu liều.

Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 5,1 liều do Chính phủ Mỹ viện trợ thông qua COVAX Facility và đang triển khai tiêm chủng.

6. Vắc xin Janssen

Do Janssen Pharmaceutica NV (Bỉ) và Janssen Biologics B.V (Hà Lan) sản xuất, được cấp phép sử dụng tại 56 quốc gia, vùng lãnh thổ; được WHO đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp.

Đến nay, vắc xin này đã được sử dụng tại 34 quốc gia với khoảng 60 triệu liều đã sử dụng. Việt Nam chưa tiếp nhận vắc xin này.

Nanogen kiến nghị nghiên cứu vắc xin trên trẻ từ 12-18 tuổi sau khi được cấp phép khẩn cấp Nanogen kiến nghị nghiên cứu vắc xin trên trẻ từ 12-18 tuổi sau khi được cấp phép khẩn cấp

TTO - Bên cạnh tiếp tục theo dõi 13.000 người (giai đoạn 3A, 3B) theo đề cương nghiên cứu, Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen kiến nghị thử nghiệm giai đoạn 3C, tiêm vắc xin cho khoảng 500.000 - 1 triệu người.

HƯƠNG THẢO
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp