21/02/2025 06:07 GMT+7

TOD từ Hàng Xanh đến cầu Bình Triệu: Mong thoát kẹt xe, ngập nước

AN VI
và 1 tác giả khác

Người dân sống tại khu vực Hàng Xanh đến cầu Bình Triệu (quận Bình Thạnh, TP.HCM) bàn tán khá nhiều về mô hình TOD (đô thị gắn kết giao thông công cộng) đang đề xuất triển khai.

TOD từ Hàng Xanh đến cầu Bình Triệu: Mong thoát kẹt xe, ngập nước - Ảnh 1.

Nhiều người mong muốn dự án TOD từ Hàng Xanh đến cầu Bình Triệu sẽ làm thay đổi diện mạo của khu vực, tạo nhiều thuận lợi cho việc sinh hoạt, đi lại của người dân - Ảnh: THANH HIỆP

Xem thời sự mấy ngày qua, ông La Anh Kiệt (53 tuổi) có tiệm sửa xe trong hẻm 21 đường Nguyễn Xí (phường 26, quận Bình Thạnh) quan tâm với mô hình mới.

Kỳ vọng thêm nhiều tuyến giao thông công cộng

"Thấy TOD sẽ gắn liền với nhiều tuyến giao thông công cộng, tôi trông chờ khu mình sống rồi đây sẽ hiện đại. Hiện nay kẹt xe liên tục và mỗi lần mưa lớn là ngập" - ông Kiệt nói.

Dứt lời, ông vào nhà lấy tấm ván dài khoảng 30cm. Ông kể những ngày nước ngập cao, nền nhà hơn mặt hẻm gần 40cm của ông vẫn bị nước tràn vào. Khi ấy ông phải chèn thêm tấm ván phía trên để ngăn nước ngập.

Ông Kiệt kỳ vọng nếu mô hình mới "trị dứt điểm" được kẹt xe và ngập úng trong khu vực, người dân như ông sẽ rất mừng.

Nói về không gian công cộng trong khu vực, ông Kiệt lắc đầu than ở đây vỉa hè khá hẹp. Nhiều hàng quán dọc vỉa hè nên diện tích để người dân sử dụng khá ít. Mỗi lần ông muốn chạy bộ tập thể dục phải qua khu vực Thanh Đa mới có chỗ.

"Mô hình mới có nhiều tuyến giao thông công cộng, nhiều tiện ích đô thị đi kèm, tôi sẵn sàng thôi" - ông Kiệt hồ hởi nói.

Cách nhà ông Kiệt vài trăm mét là căn nhà xập xệ của gia đình ông Tý (55 tuổi, ngụ Bình Thạnh). Dù là nơi sinh sống của gia đình bốn thế hệ, căn nhà chỉ được dựng đơn sơ từ vài tấm vách gỗ, bên trên mái tôn đã gỉ sét theo thời gian.

Gia đình ông Tý sống ở đây đã gần 20 năm, dù có nhiều bất tiện nhưng vì chưa đủ tiền dọn ra nơi ở khác nên cả gia đình ráng bám víu lấy ngôi nhà đã xuống cấp.

Chỉ lên những tấm tôn thủng lỗ, ông nói mỗi lần trời mưa cả gia đình phải chạy vô phòng đứa con trai núp, tạnh mưa mới ra ngủ lại.

"Trời mưa là dột nát không còn gì hết. Nếu sắp tới có dự án mới, di dời người dân, gia đình mong sẽ tìm được chỗ ở mới kiên cố hơn", ông Tý nói.

Ông Tý cũng bày tỏ sự hào hứng khi biết mô hình TOD sẽ gắn phát triển đô thị với giao thông công cộng: "Tôi mần phụ hồ. Nhà có duy nhất chiếc xe cho thằng con đi làm nên công trình nào gần tôi đi bộ, xa thì bắt xe buýt 7.000 đồng. Đi hoài quen rồi, chỉ có điều đón xe hơi cực.

Nếu sắp tới có nhiều xe công cộng hơn sẽ tiện cho công việc của tôi. Gần 60 tuổi rồi, sắp tới được đi xe buýt miễn phí nữa càng tiện hơn".

TOD từ Hàng Xanh đến cầu Bình Triệu: Mong thoát kẹt xe, ngập nước - Ảnh 2.

Ông La Anh Kiệt (phường 26, quận Bình Thạnh) tự chế tấm ván ép để chặn nước ngập vào nhà vào những lúc mưa to hay thủy triều dâng cao

TOD từ Hàng Xanh đến cầu Bình Triệu: Mong thoát kẹt xe, ngập nước - Ảnh 3.

Ngôi nhà xập xệ của ông Tý chỉ được bao bọc bằng những tấm tôn che nắng che mưa tại một con hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Xí (phường 26, quận Bình Thạnh)

TOD từ Hàng Xanh đến cầu Bình Triệu: Mong thoát kẹt xe, ngập nước - Ảnh 4.

Hẻm 12 đường Nguyễn Xí (quận Bình Thạnh) có nhiều căn nhà xập xệ, rác thải bủa vây

Đổi thay cả khu vực

Bà Thủy (58 tuổi, ngụ Bình Thạnh) cho biết nguồn thu nhập chính của gia đình bà là từ tiệm tạp hóa ngay mặt tiền đường Nguyễn Xí, mỗi ngày bà kiếm được khoảng 500.000 đồng.

"Chỉ bán được khung giờ thoáng xe, chứ như giờ tan tầm hay sáng sớm người ta đi làm thì thua. Đường này kẹt xe cứng ngắc, hồi xưa thi thoảng có vài người mua chai nước hay gói thuốc, chứ gần đây đường mà kẹt coi như không có khách", bà Thủy nói.

Bà nói mình chưa tìm hiểu kỹ mô hình TOD, chỉ hy vọng nếu chỉnh trang lại được khu vực này, đường sẽ bớt kẹt xe hơn, không gian vỉa hè thoáng đãng hơn để tiểu thương như bà thuận lợi bán hàng.

"Còn gì bằng nếu vẫn được ở lại nhà cũ sau khi xây dựng mô hình mới. Nếu nhà tôi phải di dời để phục vụ dự án tôi cũng tán thành, chỉ mong sao đến chỗ mới sẽ có mặt bằng như nhà cũ để gia đình còn tiếp tục buôn bán.

Tôi cũng mong cơ quan chức năng có chính sách hỗ trợ tái định cư cho dân phù hợp, khi đó nhà tôi đương nhiên sẽ sẵn sàng rời đi vì lợi ích chung", bà Thủy hy vọng.

Luồn lách trong xóm nhà xập xệ bên kia đường hơn 15 năm qua là quán hủ tiếu, bánh mì heo quay của gia đình ông Nguyễn Hữu Hiếu (58 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh). Mỗi ngày ông kiếm được khoảng 500.000 đồng.

Chỉ với vài chiếc bàn đơn sơ, quán vẫn đông khách vì nằm trong con hẻm ít xe qua lại nên hiếm khi ùn ứ. Ông Hiếu nói được cái này, mất cái kia bởi chủ yếu bán cho những người trong xóm.

"Thu nhập vì thế chỉ chững lại nhiêu đó, trong này ít người lạ ra vô, không bán được thêm. Chừng đó tiền là đủ sống rồi, có hai vợ chồng thôi, con cái tôi cho ra riêng hết rồi", ông Hiếu chia sẻ.

Người đàn ông đã sống ba thế hệ ở căn nhà nằm trong diện quy hoạch này cho biết mình sẵn sàng rời đi, có điều cơ quan chức năng chỉ xuống đo đạc từ vài năm trước, chưa biết ở đây sẽ có dự án gì.

Ông nói nhiều lúc muốn sửa sang lại quán cho tươm tất hơn nhưng vì vướng quy hoạch nên không được.

"Mong dự án sớm triển khai để có kế hoạch di dời cho gia đình tôi, đi tới chỗ mới mình mở cái quán đàng hoàng chút, bán buôn đắp đổi qua ngày", ông Hiếu hy vọng.

Chờ đợi nhiều năm

Đâu đó trong những con hẻm nhỏ xuyên qua các cung đường dự kiến quy hoạch dự án TOD, nhiều người dân đã chờ ngày được rời đi suốt nhiều năm nay.

Như gia đình anh Nguyễn Thanh Tùng (42 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) đã nhận được yêu cầu không cơi nới, xây dựng nhà thêm để chuẩn bị bồi thường, di dời từ vài năm trước. Anh nói mình chấp hành theo chủ trương, song chờ mãi vẫn chưa thấy động tĩnh gì.

"Giờ hy vọng dự án TOD dứt điểm được vụ bồi thường, quy hoạch khu vực này chứ xây cũng không được, mà dời đi lại không có tiền khiến những người dân như tôi gặp rất nhiều bất tiện", anh Tùng bày tỏ.

TOD từ Hàng Xanh đến cầu Bình Triệu: Mong thoát kẹt xe, ngập nước - Ảnh 5.

Căn nhà của anh Thanh Tùng (bên trái) chưa đến 15m2 được dựng tạm bợ bằng những cọc gỗ, mái tôn mỏng che mưa phía trên

Hiện tại căn nhà nằm trong hẻm 21 đường Nguyễn Xí của gia đình anh đã xuống cấp. Vợ và đứa con lớn của anh thường về nhà ngoại ở TP Thủ Đức để ngủ. Vợ anh đã nhiều lần ngỏ ý gia đình sẽ chuyển về ngoại ở chung, anh chưa chịu vì còn hương khói ở nhà cũ.

Anh Tùng hy vọng mô hình TOD thành phố triển khai sắp tới không chỉ "thay áo" cho khu vực mà còn giúp những hộ dân như anh được di dời, hoặc sửa chữa lại nhà kiên cố hơn.

TOD từ Hàng Xanh đến cầu Bình Triệu: Mong thoát kẹt xe, ngập nước - Ảnh 5.

TOD từ Hàng Xanh đến cầu Bình Triệu: Mong thoát kẹt xe, ngập nước - Ảnh 6.Giải pháp nào cho TOD từ Hàng Xanh đến cầu Bình Triệu?

Khu vực Hàng Xanh - Bình Triệu đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối trung tâm TP.HCM với các khu vực phía bắc như Thủ Đức, Bình Dương. Đây là một trong những cửa ngõ có mật độ giao thông cao nhất thành phố.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp