Phối cảnh trạm xe buýt BRT |
Trước tình trạng ùn tắc giao thông ở TP ngày càng trầm trọng do lượng xe cá nhân tiếp tục tăng, trong khi lượng hành khách đi xe buýt lại đang giảm, các chuyên gia đề nghị cần sớm đưa vào hoạt động các tuyến xe buýt nhanh BRT (có làn đường riêng) để hấp dẫn người dân đi xe buýt, từ bỏ xe cá nhân.
Tuy nhiên, nhiều câu hỏi đang được đặt ra là hệ thống BRT có những ưu việt gì so với hệ thống xe buýt thường và hệ thống tàu điện ngầm? Vì sao hệ thống BRT có thể kéo giảm ùn tắc giao thông? TP.HCM nên có bao nhiêu tuyến BRT và bố trí như thế nào để giảm ùn tắc giao thông? BRT có làm tốt các yếu tố chất lượng dịch vụ nhằm lôi kéo người dân sử dụng, hình thành văn hóa giao thông công cộng hiện đại, văn minh?
Cuộc tọa đàm "Giải pháp xe buýt nhanh BRT có kéo giảm kẹt xe?” do báo Tuổi Trẻ và Công ty cổ phần ôtô Trường Hải (THACO) tổ chức ngày 27-4, với thành phần khách mời từ Sở GTVT TP, Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng, các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu về giao thông, Ban quản lý đầu tư công trình giao thông đô thị TP - đơn vị đang chuẩn bị đầu tư dự án tuyến buýt BRT số 1 - TP.HCM, Viện Kinh tế và quản lý TP.HCM sẽ giải đáp những nội dung này.
Thành phần khách mời: 1 - Ông Phạm Đình Đức - trưởng phòng quản lý vận tải Sở GTVT TP.HCM. 2 - Ông Đậu An Phúc - giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng. 3 - Ông Phạm Sanh - chuyên gia giao thông. 4 - Ông Phạm Xuân Mai - Trường đại học Bách khoa TP.HCM. 5 - Ông Lương Minh Phúc - giám đốc Ban quản lý đầu tư công trình giao thông đô thị TP - đơn vị chủ đầu tư dự án tuyến buýt BRT số 1 TP.HCM. 6 - Ông Trần Quang Thắng - viện trưởng Viện Kinh tế và quản lý TP.HCM. 7 - Ông Phạm Văn Tài - phó tổng giám đốc thường trực THACO GROUP. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận