Phóng to |
Tổ hợp tác giải quyết việc làm chi đoàn ấp Đông Quý (thị trấn Thứ 3, huyện An Biên) xây dựng từ A-Z các công trình dân dụng - Ảnh: Thanh Xuân |
Đây còn là hai mô hình đi đầu trong việc tập hợp thanh niên vào tổ chức đoàn - Hội ở địa phương.
Đi lên từ chi hội làm thuê
Từ thực tế phần lớn thanh niên trong ấp sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp theo thời vụ, chạy xe ôm, sửa xe, thợ mộc, phụ hồ, một số người không nghề nghiệp, năm 2009 chi đoàn ấp Đông Quý (thị trấn Thứ 3, huyện An Biên) đứng ra thành lập chi hội làm thuê nhằm tạo điều kiện cho thanh niên địa phương có công ăn việc làm, cải thiện đời sống.
Thời gian đầu mới thành lập chi hội chỉ có 14 thành viên. Do thiếu kinh nghiệm nên chi đoàn chỉ bố trí các anh em trong chi hội nhận làm các công việc đơn giản như phụ hồ, bốc vác, đào đất thuê. Nghề dạy nghề, dần dần những “người thợ phụ” trong chi hội cứng nghề và tự tin đứng ra lãnh thầu xây dựng các công trình nhà cấp 4 với giá cả bình dân.
Bên cạnh đó nhờ được chi đoàn ấp đứng ra nhận đỡ đầu nên số lượng công trình anh em trong chi hội đứng ra nhận làm ngày một nhiều, tạo được uy tín trong người dân. “Từ khi có chi hội làm thuê, hơn chục thanh niên đi làm ăn xa đã quay về địa phương để có công ăn việc làm ổn định tại quê nhà. Thanh niên không nghề nghiệp cũng được tạo mọi điều kiện gia nhập chi hội mà lập thân lập nghiệp”, anh Nguyễn Văn Lâm - một thành viên chi hội - cho biết.
Khi đã “rèn” những thanh niên từ chưa thạo nghề trở thành những người thợ lành nghề, chi hội đã nâng lên thành “Tổ hợp tác giải quyết việc làm” với trên 40 thành viên tham gia làm tất cả các nghề như thợ hồ, thợ mộc, nhận thầu các công trình sửa chữa, xây mới nhà cấp 4, đào đất, bốc vác... tại huyện An Biên và các huyện lân cận, với mức thu nhập trung bình của các thành viên từ 3,5-5 triệu đồng/tháng.
Học nghề và giải quyết việc làm
Đi đầu trong công tác tình nguyện Không chỉ là những người thợ xây dựng, các thành viên trong tổ hợp tác giải quyết việc làm chi đoàn ấp Đông Quý còn là lực lượng nòng cốt trong các phong trào tình nguyện ở địa phương như tham gia xây dựng cầu đường nông thôn, be bờ kè, tuyên truyền tháo dỡ nhà vệ sinh, chuồng trại trên sông rạch, hiến máu tình nguyện... |
Theo anh Nguyễn Thanh Tiền, tổ trưởng tổ hợp tác, phần lớn người dân trong xã sống bằng nghề nông, nhu cầu sử dụng máy móc vào khâu thu hoạch rất lớn, nhất là máy suốt lúa. Tuy nhiên ở xã lại không có cơ sở sửa chữa các thiết bị này nên máy móc của bà con bị hư phải chuyển sang các vùng khác để sửa làm mất thời gian lại tốn kém nhiều chi phí. Thế là sẵn có cái nghề sửa chữa máy móc trong tay, anh đứng ra thành lập chi hội sửa chữa máy suốt lúa.
Thời gian đầu đi vào hoạt động, do cơ sở nhỏ hẹp, trang thiết bị sửa chữa còn nghèo nàn, các hội viên đang trong thời gian học việc, chưa lành nghề nên gặp nhiều khó khăn. Từ khi được ngân hàng chính sách xã hội hỗ trợ nguồn vốn vay 30 triệu đồng, chi hội đã mở rộng cơ sở, đầu tư thêm trang thiết bị; đồng thời phát triển thành tổ hợp tác sửa chữa máy suốt, tạo điều kiện cho những thanh niên chưa có nghề vào học nghề miễn phí và được trả lương để anh em vừa học nghề vừa có thêm thu nhập. Anh Tiền cũng cho hay đây là cách thu hút, tập hợp thanh niên vào tổ chức đoàn - Hội ở địa phương rất hiệu quả. Một số thanh niên sau khi thạo nghề đã ra ngoài mở cơ sở sửa chữa riêng, tạo thêm việc làm thêm cho thanh niên các xã lân cận.
Anh Trang Minh Tú, phó bí thư Huyện đoàn An Biên, cho biết đến nay tổ hợp tác sửa chữa máy suốt của anh Tiền đã giải quyết việc làm cho 12 công nhân là đoàn viên, hội viên, thanh niên trong ấp và các địa phương lân cận với mức thu nhập bình quân 3,2-3,8 triệu đồng/tháng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận