04/05/2024 19:13 GMT+7

Tố chất cần có để trở thành một Planner thực thụ

Bạn đã bao giờ tự hỏi Planner là gì và những tố chất gì cần có để trở thành một Planner thực thụ? Trong thế giới tiếp thị hiện đại, nghề này ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng đối với các doanh nghiệp và tổ chức. Trong bài viết này, cùng CareerViet khám phá về khái niệm Planner, công việc chính và những yếu tố quan trọng để thành công trong lĩnh vực này.

Những vị trí công việc Planner phổ biến trong ngành Marketing

Marketing Planner

là nhân tố quan trọng đằng sau thành công của các chiến dịch Marketing. Với vai trò của mình, họ đảm nhận việc viết, lập kế hoạch, trình bày chi tiết và giải thích chiến lược quảng bá thương hiệu tổng thể. Đồng thời, Marketing Planner phối hợp cùng các bộ phận tài chính, sản xuất và hành chính trong công ty để đưa ra dự báo về tác động của các chiến lược marketing khác nhau. Cuối cùng, họ tiến hành đánh giá chi phí và đo lường sự tiếp nhận của khách hàng hay người tiêu dùng đối với các chiến dịch Marketing.

Strategic Planner

đóng vai trò quan trọng trong xác định phương hướng công ty và xây dựng kế hoạch để đạt được mục tiêu kinh doanh. Trong vai trò này, tư duy chiến lược được coi là kỹ năng quan trọng nhất. Ngoài ra, Strategic Planner có khả năng phân tích, tổ chức mạnh mẽ và kinh nghiệm trong nghiên cứu thị trường và hoạt động kinh doanh, giúp công ty thích ứng nhanh chóng với những thay đổi và phát triển của thị trường.

Planner là gì? Planner cần bắt đầu từ đâu? (Nguồn: Internet)

Planner là gì? Planner cần bắt đầu từ đâu? (Nguồn: Internet)

Brand Planner (Account Planner)

Các nhà hoạch định truyền thông, hay còn được gọi là nhà hoạch định thương hiệu (brand planner/account planner) hoặc chiến lược giá thương hiệu (brand strategist), thường là những chuyên gia làm việc tại các công ty quảng cáo (agency) và tham gia vào quá trình tạo ra các chiến dịch quảng cáo cho các khách hàng đa dạng. Brand Planner hay Account Planner được xem như "giọng nói của người tiêu dùng" trong quá trình tạo ra các chiến dịch quảng bá thương hiệu. Họ tìm hiểu những thông điệp cần truyền tải và chọn kênh tiếp cận phù hợp để đến gần người tiêu dùng.

Media Planner

đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ khách hàng đưa ra quyết định về các chiến dịch truyền thông cụ thể. Công việc chính của Media Planner là tối ưu hóa việc xuất hiện của các nội dung quảng cáo trên các kênh truyền thông khác nhau nhằm tiếp cận được tối đa đến đối tượng mục tiêu của chiến dịch. Các kênh truyền thông có thể bao gồm TV, radio, email, podcast và nhiều hơn nữa.

Media Planner cũng theo dõi hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo sau khi triển khai, để báo cáo cho khách hàng về chỉ số ROI (tỷ lệ lợi nhuận ròng so với tổng chi phí đầu tư) mà chiến dịch đạt được cũng như xem liệu nó có mang lại giá trị như mong đợi hay không.

Media Planner (Nguồn: Internet)

Media Planner (Nguồn: Internet)

Planning Manager

là người lãnh đạo bộ phận kế hoạch, có trách nhiệm nghiên cứu và định rõ các mục tiêu kinh doanh ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp. Nhiệm vụ của họ bao gồm quản lý dự án, xây dựng kế hoạch chi tiết và phát triển chiến lược phù hợp để đạt được các mục tiêu kinh doanh. Đồng thời nghiên cứu thị trường, xác định và phân tích các xu hướng mới trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.

Cần học gì để trở thành Planner?

Sau khi đã hiểu Planner là gì, vậy vấn đề bạn cần quan tâm tiếp theo là học gì để trở thành một Planner chuyên nghiệp? Planner là những chuyên gia có kiến thức về Marketing và Quảng cáo, thế nên thường yêu cầu các chứng chỉ và bằng cấp liên quan như Marketing, Quảng cáo, Social Media, Quản trị Kinh doanh. Tuy nhiên, bằng cấp không phải là yếu tố quyết định duy nhất trong việc trở thành một .

Những lời khuyên từ các Planner kinh nghiệm cho người mới bắt đầu trong nghề là không ngừng đọc, nghiên cứu và tự học. Việc đọc các báo cáo của các thương hiệu lớn và tìm hiểu những điều mới là rất quan trọng. Việc nghiên cứu và cập nhật kiến thức mới là điều không thể thiếu để Planner có thể đem lại những ý tưởng sáng tạo.

6 nguyên tắc cần có để nhanh nhẹn trong chiến lược6 nguyên tắc cần có để nhanh nhẹn trong chiến lược

Nhiều công ty vượt qua Covid-19 thành công bởi xác định được khi nào thì nên bỏ qua kế hoạch cũ và thích ứng với môi trường mới. Sự nhanh nhạy trong chiến lược không chỉ cải thiện hiệu suất mà còn giúp tổ chức của bạn tồn tại và phát triển.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
- xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp