12/07/2023 10:20 GMT+7

Tình trạng 'đại cử tri, cử tri chuyên nghiệp, đại biểu cử tri’ còn phổ biến

Sáng 12-7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến việc tổng kết, rà soát thực hiện nghị quyết liên tịch về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội.

Ông Dương Thanh Bình, trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội - Ảnh: GIA HÂN

Ông Dương Thanh Bình, trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội - Ảnh: GIA HÂN

10 năm, tổ chức trên 27.000 cuộc tiếp xúc cử tri

Trình bày báo cáo, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết từ 2013 - 2022 đã có trên 27.000 cuộc tiếp xúc cử tri được tổ chức bằng nhiều hình thức. Công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội từ khi thực hiện nghị quyết liên tịch đã có nhiều đổi mới linh hoạt, hiệu quả.

Từ 2013 - 2022 đã có 650 văn bản quy phạm pháp luật khác nhau được các cơ quan có thẩm quyền ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung theo kiến nghị của cử tri...

Tuy vậy ông Dương Thanh Bình nêu rõ việc triển khai hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu, đoàn mới chủ yếu tập trung dưới hình thức tiếp xúc cử tri định kỳ, trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội, chưa quan tâm đúng mức đến tiếp xúc chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng...

Hoạt động tiếp xúc cử tri sau kỳ họp Quốc hội thường ít hơn trước kỳ họp. Nội dung tiếp xúc cử tri sau kỳ họp Quốc hội còn chưa mang tính thời sự, đơn thuần chỉ là báo cáo về kết quả kỳ họp.

Vì vậy một số đoàn đại biểu kiến nghị nên xem xét lại hình thức tiếp xúc cử tri sau kỳ họp cho phù hợp thực tế, hoặc không nên quy định cứng phải tiếp xúc cử tri sau kỳ họp.

Một số đoàn đại biểu kiến nghị nghiên cứu chỉ tiến hành tiếp xúc cử tri trước kỳ họp, không tiếp xúc sau kỳ họp.

Xem xét hình thức tiếp xúc cử tri trực tuyến

Đáng lưu ý tại một số địa phương vẫn còn tình trạng nhiều cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu chưa thực sự thu hút được sự tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân...

Cử tri tham dự vẫn chủ yếu là người cao tuổi, cán bộ hưu trí, cán bộ cấp huyện, cấp xã, thôn, ấp, những người có khiếu nại về chế độ, chính sách. Vì vậy tình trạng “đại cử tri”, “cử tri chuyên nghiệp”, “cử tri đại diện”, “đại biểu cử tri” còn phổ biến…

Nghị quyết liên tịch chưa quy định hình thức tiếp xúc cử tri trực tuyến hoặc trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Nhiều địa phương địa bàn rộng, khó khăn trong việc đi lại, tiếp cận với cử tri, hạn chế trong việc đầu tư xây dựng hệ thống trực tuyến do nguồn ngân sách, nguồn lực chưa đảm bảo.

Nêu ý kiến sau đó, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhận xét số lượng và chất lượng tiếp xúc cử tri còn rất khác biệt giữa các địa phương, có nơi vài chục, có nơi lên đến hàng ngàn cuộc trong 10 năm qua.

“Liệu có phải do tiêu chí thống kê khác nhau hay không? Thực tiễn tiếp xúc cử tri cũng rất khác nhau, có tỉnh đi theo nhóm, có tỉnh đi khắp các huyện luân phiên. Đại biểu vị trí công tác thấp có khi chỉ ngồi nghe suốt lượt”, ông Định nói.

Theo ông Định, cần nghiên cứu để quy định hình thức tổ chức phù hợp, thực chất nhất.

“Ở đây cũng mới thống kê tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, chưa xem xét việc tiếp xúc cử tri của HĐND, cũng rất sinh động và hiệu quả. Nên đánh giá, đưa vào để xây dựng một nghị quyết chung về tiếp xúc cử tri”, ông Định nêu.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng cho hay hiện nay việc tổ chức tiếp xúc cử tri theo chuyên đề tại nơi cư trú, nơi làm việc còn hạn chế.

Các ý kiến nêu trong tiếp xúc cử tri chủ yếu tập trung vào các nội dung như đời sống học tập, làm việc, đất đai… các vấn đề thuộc thẩm quyền địa phương, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của cử tri.

Vì vậy nhiều trường hợp cần có lãnh đạo địa phương dự tiếp xúc cử tri để tiếp thu các ý kiến, vấn đề thuộc thẩm quyền. Bà Nga đề nghị trong lần sửa đổi này, cần quy định rõ ràng, cụ thể đối với việc tiếp xúc cử tri trực tiếp kết hợp trực tuyến, tiếp xúc trước kỳ họp bất thường.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng nên có 2 nghị quyết riêng về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND. Ông cũng cho rằng tới đây việc sửa đổi nghị quyết cũng cần xác định rõ hình thức tiếp xúc cử tri để có hướng dẫn cụ thể.

Dự kiến dành hơn 1.300 tỉ đồng để sáp nhập gần 1.400 huyện, xãDự kiến dành hơn 1.300 tỉ đồng để sáp nhập gần 1.400 huyện, xã

Tờ trình Chính phủ dẫn báo cáo 63 địa phương cho thấy giai đoạn 2023 - 2025 dự kiến cả nước có khoảng 33 huyện, khoảng 1.327 xã thuộc diện bắt buộc sáp nhập.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp