30/10/2017 13:18 GMT+7

'Tình trạng bộ trong bộ ngày càng nặng nề'

LÊ THANH
LÊ THANH

TTO - Bộ máy bên trong các bộ, cơ quan ngang bộ còn nhiều tầng lớp trung gian, tình trạng bộ trong bộ ngày càng nặng nề - đại biểu Nguyễn Hữu Cầu nhận định.

Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) phát biểu tại Quốc hội sáng 30-10 - Nguồn clip: VTV

Cấp trên làm thay, cấp dưới có

TTO - Mỗi khi đổ vỡ, hỏng việc, cấp dưới có "lá bùa hộ mệnh" là phê duyệt của cấp trên, cấp trên có căn cứ là đề nghị của cấp dưới, khó quy kết trách nhiệm - đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) nói.

Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội sáng 30-10, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) thẳng thắn đề cập một vấn đề điều được nhắc đi nhắc lại nhiều lần - "bộ máy bên trong các bộ, cơ quan ngang bộ còn nhiều tầng lớp trung gian, tình trạng bộ trong bộ ngày càng nặng nề hơn".

Chỉ rõ "cấp trung gian" chính là các tổng cục

"Xuất phát từ đánh giá này, dự thảo nghị quyết của Quốc hội đã ghi rõ là giảm trung gian. Nhưng cấp trung gian là cấp nào, tình trạng bộ trong bộ xảy ra ở đâu, thì trong báo cáo giám sát không nêu rõ", ông Cầu nói.

"Tôi cố gắng tìm hiểu xem tổng cục có phải cấp trung gian không, có phải là bộ trong bộ không thì thấy: trong 22 bộ, cơ quan ngang bộ thì có 17 nơi có tổng cục, còn lại 5 nơi không có mà vẫn hoạt động bình thường thời gian qua là các bộ Xây dựng, Giáo dục, Thông tin truyền thông, Thanh tra Chính phủ và Ủy ban Dân tộc".

Ông Cầu chỉ ra số lượng tổng cục của các bộ hiện nay là 40, dưới tổng cục có các cục, vụ, văn phòng, phòng...

"Tôi đề nghị Quốc hội làm rõ cấp trung gian là cấp nào để giảm cho đúng. Theo tôi, đã đến lúc Quốc hội mạnh dạn chỉ rõ cấp trung gian trong các bộ, ngành trung ương chính là cấp tổng cục, cấp phòng trong các vụ, cục", đại biểu Nghệ An nêu.

"Tôi biết đây là vấn đề nhạy cảm, tế nhị, không thể cao bằng, nhưng dứt khoát phải giảm chứ không thể để nhiều như hiện nay. Sắp tới, một số bộ ngành có tổng cục đang nhìn nhau, nhưng nếu không ai quyết đi đầu thì không biết bao giờ mới giảm được cấp trung gian".

Tình trạng bộ trong bộ ngày càng nặng nề - Ảnh 3.

Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu: Đạo đức công vụ vẫn còn mơ hồ - Ảnh: VTV

Các bộ trưởng hãy đặt lợi ích đất nước lên trên

Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu cũng trăn trở một loạt vấn đề về đạo đức công vụ: cán bộ, công chức thờ ơ, vô cảm, quan liêu, hách dịch, bằng cấp giả, chạy chức, chạy quyền, bổ nhiệm thần tốc, tình trạng trên bảo, dưới không nghe, coi thường kỷ luật, kỷ cương hành chính...

"Đạo đức công vụ, nghề nghiệp vẫn còn cái gì đó mơ hồ, chưa được quy định cụ thể. Kỷ luật, kỷ cương áp dụng cho đối tượng vi phạm còn rất chậm chạp và khó khăn", ông Cầu nhận định.

Theo ông, biện pháp quan trọng nhất là chế tài mạnh, xử lý nghiêm khắc, khẩn trương đưa ra bộ quy tắc điều chỉnh hành vi, tức là pháp lý hóa đạo đức công vụ, nghề nghiệp.

"Đồng thời, các cơ quan nhà nước cần mạnh tay đưa ra khỏi bộ máy những người mất đạo đức, hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực, làm làm ảnh hưởng xấu đến cơ quan tổ chức", đại biểu Nghệ An nói.

Ông Nguyễn Hữu Cầu chia sẻ với nhận định trong báo cáo giám sát của Quốc hội về nguyên nhân của các yếu kém, khuyết điểm trong cải cách bộ máy hành chính: Đó là tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, vì lợi ích riêng của ngành, địa phương.

"Đây là rào cản lớn nhất cản trở công cuộc cải cách bộ máy hành chính của nước ta nói riêng cũng như cải cách hệ thống chính trị nói chung", đại biểu Nghệ An nhấn mạnh.

"Cử tri mong các bộ trưởng, thủ trưởng các địa phương sáng suốt đặt lợi ích của đất nước, nhân dân lên trên lợi ích của ngành, địa phương, quyết tâm cải tạo bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả".

TTO - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hồng Vân đặt vấn đề: "Các sai phạm của cán bộ, Đảng viên đều nói là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, nhưng chỉ cho thôi giữ chức vụ, đâu phải là hình thức kỷ luật."

LÊ THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp