30/03/2022 13:13 GMT+7

Tin tưởng thanh niên chủ động thay đổi tư duy, đối diện với thời cuộc

THÀNH CHUNG
THÀNH CHUNG

TTO - Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn cho rằng dù hoàn cảnh nào cũng luôn tin tưởng thanh niên sẽ luôn lạc quan, chủ động thay đổi tư duy, cách thức làm việc, biến "nguy" thành "cơ" để đối diện với thời cuộc một cách chủ động nhất.


Tin tưởng thanh niên chủ động thay đổi tư duy, đối diện với thời cuộc - Ảnh 1.

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn - Ảnh: T.C.

Sáng 30-3, Ủy ban Văn hóa, giáo dục Quốc hội phối hợp với Bộ Lao động - thương binh và xã hội, Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam tổ chức Diễn đàn chính sách quốc gia về thanh niên Việt Nam, với chủ đề "Đào tạo nghề cho thanh niên".

Cần làm rõ tác động của COVID-19 tới tương lai việc làm cho thanh niên

Phát biểu khai mạc, anh Nguyễn Anh Tuấn, bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam, nêu rõ Việt Nam là nước có dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm gần 60% dân số, trong đó lực lượng thanh niên đóng vai trò nòng cốt.

Dù trong bối cảnh nào, thử thách nào, anh Tuấn nhấn mạnh chúng ta vẫn luôn tin tưởng thanh niên sẽ phát huy tinh thần lạc quan, chủ động thay đổi tư duy, cách thức làm việc, biến "nguy" thành "cơ" để đối diện với thời cuộc một cách chủ động nhất.

Anh Tuấn đề nghị đánh giá, làm rõ tác động của đại dịch COVID-19 và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với công tác đào tạo nghề và tương lai việc làm cho thanh niên. Thông tin chính sách và kinh nghiệm nhằm chăm lo, hỗ trợ thanh niên trong đào tạo nghề, giải quyết việc làm.

Đồng thời xác định các hệ giá trị và hành trang để thanh niên tự tin, thích nghi, thích ứng trong nghề nghiệp, việc làm. Những đề xuất với Quốc hội, Chính phủ xây dựng các chính sách phù hợp để hỗ trợ thanh niên trong đào tạo nghề, xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao.

Tại diễn đàn, nhiều thanh niên bày tỏ băn khoăn về tìm kiếm việc làm sau khi xuất ngũ, cũng như trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Bạn Nguyễn Thị Mai Anh, làm việc tại Công ty dệt 8-3, phản ảnh khi làm việc thì nhiều máy móc thiết bị không giống với thời gian học nên thời gian đầu phải vừa học vừa làm để đáp ứng yêu cầu công việc.

“Vậy Nhà nước có chính sách gì để gắn kết giữa đào tạo và doanh nghiệp? Gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp để khi ra trường quen với công việc và thiết bị, giúp hiệu quả hơn trong doanh nghiệp", Mai Anh bày tỏ.

Tại cuộc đối thoại, TS Nguyễn Nhật Quang, viện trưởng Viện Khoa học công nghệ Vinasa-VSTI, cho rằng cách mạng công nghiệp chuyển đổi số tạo ra những thách thức với người lao động, nhưng nếu gắn kết thì chuyển đổi số là cơ hội tốt nếu chúng ta biết cách “chạy” theo, nhất là thanh niên. 

Chuyển đổi số không phải thêm gánh nặng mà thêm cơ hội, nếu kết nối giữa đào tạo và thị trường lao động, giữa nhà trường với doanh nghiệp.

Do đó trong đào tạo phải biết thị trường cần gì thì gắn với đào tạo tầm nhìn. Nếu xây dựng nền tảng chuyển đổi số kết nối người có nhu cầu để mỗi doanh nghiệp trở thành 1 cơ sở giáo dục đào tạo.

Theo ông Quang, nếu triển khai được vấn đề thì đến năm 2045, khi nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao, thanh niên sẽ là lực lượng chủ lực của xã hội, là những chuyên gia đầu ngành...

Thách thức và cơ hội của thanh niên

Nhấn mạnh do tác động nặng nề của dịch COVID-19 dẫn đến nhiều thanh niên mất việc làm hoặc phải chuyển đổi nghề nghiệp gia tăng, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan, địa phương nghiên cứu để có giải pháp hiệu quả, chuyển các ý tưởng, lời nói thành hành động cụ thể để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động...

Còn Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng trong thế giới ngày nay, dù là hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế nhưng diễn biến vô cùng khó lường. Trước đây 5 năm chẳng ai nghĩ đến dịch bệnh COVID-19 làm đảo lộn thế giới cho đến hôm nay và không thể tưởng tượng giữa lòng châu Âu bây giờ có xe tăng, tên lửa.

Tin tưởng thanh niên chủ động thay đổi tư duy, đối diện với thời cuộc - Ảnh 2.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam - Ảnh: T.C.

Ông Đam chỉ rõ sự phân công lao động quốc tế tới đây sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, bởi rất nhiều nghề nghiệp không cần lao động tại chỗ mà có thể làm việc từ xa và đây vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội của thanh niên.

Phó thủ tướng chia sẻ trước đây nói về nghề chỉ chuyên một nghề, còn hiện nay nghề của mình phải giỏi nhưng không chỉ một nghề mà ngay trong nghề đó cũng phải thường xuyên thay đổi, cập nhật.

Việc này đặt ra cho hệ thống giáo dục nghề nghiệp phải thay đổi và trong từng người phải thay đổi. Bên cạnh kỹ năng nghề phải có kỹ năng mềm như làm việc nhóm, thuyết trình, đóng góp, tham gia làm việc cộng đồng...

Ông yêu cầu, giáo dục nghề cần thực hiện tinh thần học tập suốt đời và đảm bảo công bằng, không phân biệt.

Đào tạo nghề cho thanh niên như thế nào trước bối cảnh đại dịch COVID-19? Đào tạo nghề cho thanh niên như thế nào trước bối cảnh đại dịch COVID-19?

TTO - Vào lúc 8h ngày 30-3, tại hội trường Diên Hồng (Hà Nội) sẽ diễn ra Diễn đàn chính sách quốc gia về thanh niên 2022 với sự tham gia của lực lượng thanh niên, cơ sở đào tạo nghề, doanh nghiệp sử dụng lao động.

THÀNH CHUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp