17/05/2023 06:19 GMT+7

Tin tức thế giới 17-5: Ba bộ trưởng Mỹ điều trần về Trung Quốc; Ông Biden cắt ngắn chuyến đi châu Á

Ba bộ trưởng Mỹ cùng ra điều trần về Trung Quốc; Cuộc chiến nâng trần nợ công Mỹ dần tới hồi kết; Ông Biden cắt ngắn chuyến đi châu Á; Đệ nhất phu nhân Ukraine đi xin vũ khí Hàn Quốc... là một số tin tức đáng chú ý ngày 17-5.

Tin tức thế giới 17-5: Ba bộ trưởng Mỹ điều trần về Trung Quốc; Ông Biden cắt ngắn chuyến đi châu Á - Ảnh 1.

Bộ trưởng Quốc phòng, Ngoại giao và Thương mại Mỹ cùng ra điều trần trước Thượng viện ngày 17-5 - Ảnh: REUTERS

Chính phủ Mỹ đang chạy đua với thời gian để giành chiến thắng trong cuộc chiến nâng trần nợ công với Quốc hội. Một loạt động thái đã được tiến hành trong ngày 16-5 (giờ Mỹ). Những hệ quả đầu tiên đối với chính sách đối ngoại đã xuất hiện hoặc được cảnh báo.

* Ba bộ trưởng Mỹ ra điều trần về Trung Quốc

Chiều 16-5 (giờ Mỹ), tức rạng sáng 17-5 theo giờ Việt Nam, một sự kiện "hiếm" đã xảy ra tại Thượng viện Mỹ. Đó là việc ba bộ trưởng Quốc phòng, Ngoại giao và Thương mại Mỹ cùng ra điều trần về vấn đề Trung Quốc.

Theo Hãng tin Reuters, yêu cầu điều trần do Ủy ban chuẩn chi ngân sách Thượng viện Mỹ đưa ra. Ủy ban này muốn làm rõ đề xuất ngân sách của Tổng thống Joe Biden ảnh hưởng đến an ninh, khả năng cạnh tranh và quan hệ Mỹ - Trung ra sao.

Hãng tin của Anh gọi đây là sự kiện "hiếm". Bởi ít khi cả ba người phụ trách các vấn đề lớn của Mỹ cùng xuất hiện trong một phiên điều trần.

Và cả ba vị bộ trưởng đều cùng chuyển một thông điệp. Đó là cắt giảm ngân sách sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của Mỹ trước Trung Quốc. 

Theo Reuters, cuộc điều trần là một phần của cuộc đàm phán nâng hay không nâng trần nợ công của Mỹ.

Năm ngoái, Quốc hội Mỹ đã thông qua "Đạo luật khoa học và chip". Tổng thống Biden nhanh chóng ký thành luật ngay sau đó. Đạo luật cho phép đổ hàng trăm tỉ USD để cạnh tranh với Bắc Kinh về chất bán dẫn và công nghệ mới.

* Ông Biden hủy thăm Úc khi Mỹ trên bờ vỡ nợ

Lo ngại nước Mỹ sẽ vỡ nợ nếu không đạt được thỏa thuận nâng trần nợ công, Tổng thống Biden đã hủy chuyến thăm Úc và Papua New Guinea như dự kiến. 

Ông chủ Nhà Trắng trước đó đã cảnh báo sẽ không đến thăm châu Á vào cuối tuần này.

Tuy nhiên, theo thông báo rạng sáng 17-5 (giờ Việt Nam), Nhà Trắng cho biết ông Biden chỉ hủy đến Úc và Papua New Guinea. Ông vẫn sẽ đến Nhật Bản để dự hội nghị thượng đỉnh G7. Ông sẽ lên đường vào ngày 17-5 (giờ Mỹ).

Tổng thống Biden từng được kỳ vọng sẽ trở thành nhà lãnh đạo đương nhiệm đầu tiên thăm Papua New Guinea. Nhà Trắng xác nhận đã liên lạc với Úc và Papua New Guinea để giải thích lý do không đến.

Giới quan sát từng đánh giá cao việc ông Biden có ý định đến Papua New Guinea. Các đảo quốc Thái Bình Dương đang là khu vực có sự cạnh tranh ảnh hưởng lớn giữa Mỹ và Trung Quốc.

* Nước Mỹ sẽ tránh được vỡ nợ?

Nếu không nâng được trần nợ công, Mỹ sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử vào ngày 1-6. Tuy nhiên, các bên đang tiến gần hơn tới việc có được tiếng nói chung. 

Tổng thống Biden đã gặp lãnh đạo hai phe Dân chủ - Cộng hòa tại Quốc hội để thuyết phục họ.

Sau 1 giờ gặp nhau rạng sáng 17-5, Nhà Trắng cho biết đã có tín hiệu tích cực. Phía Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy, một người của Đảng Cộng hòa, cũng nói hai bên đã tiến gần hơn tới thỏa hiệp.

Mặc dù hai bên vẫn còn khác biệt nhiều, phía ông McCarthy tin rằng có thể đạt được thỏa thuận vào cuối tuần này để tránh nước Mỹ vỡ nợ. Hai bên sẽ gặp lại trong cuối tuần này, sau khi ông Biden trở về từ Nhật Bản.

Tin tức thế giới 17-5: Ba bộ trưởng Mỹ điều trần về Trung Quốc; Ông Biden cắt ngắn chuyến đi châu Á - Ảnh 3.

Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska trong cuộc gặp Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ngày 16-5 - Ảnh: REUTERS

* Đệ nhất phu nhân Ukraine thay chồng đi sứ tìm vũ khí châu Á

Ngày 16-5, đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska đã gặp Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. Bà Zelenska đến với tư cách "đặc phái viên" của tổng thống Ukraine, cũng là chồng bà, ông Volodymyr Zelensky.

Gặp ông Yoon, bà Zelenska đã đề nghị Hàn Quốc tăng viện trợ khí tài phi sát thương cho Ukraine. Chẳng hạn như thiết bị dò - gỡ bom mìn. Bà cũng mong Seoul viện trợ các hệ thống phòng không cho Kiev.

Chi tiết này không được truyền thông Hàn Quốc nêu. Tuy nhiên, trong bài đăng trên Facebook sau cuộc gặp, bà Zelenska khẳng định đã đề cập vấn đề đó.

Tổng thống Yoon đã từng nêu ý tưởng cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine. Nga lập tức phản ứng bằng một lời đe dọa. Hàn Quốc là một trong những nước sản xuất nhiều đạn pháo của thế giới.

* Tổng thống Mỹ quyết duy trì lệnh miễn thuế tấm pin năng lượng mặt trời Việt Nam

Ngày 16-5, Nhà Trắng xác nhận Tổng thống Biden đã từ chối một yêu cầu của Quốc hội liên quan các tấm pin năng lượng mặt trời nhập từ 4 nước Đông Nam Á. Theo Quốc hội, chính quyền Biden phải chấm dứt việc miễn thuế với các sản phẩm này.

Tuy nhiên, Tổng thống Biden đã gọi nghị quyết của Quốc hội là "chống lại sự đổi mới". Ông nhấn mạnh Mỹ đang tăng tốc sản xuất các tấm pin năng lượng mặt trời. Song Mỹ vẫn cần nhập khẩu mặt hàng này từ Đông Nam Á.

Việc hủy bỏ lệnh miễn thuế sẽ gây ra nhiều vấn đề cho doanh nghiệp và lao động Mỹ. Do đó, ông quyết định khước từ yêu cầu của Quốc hội.

Hồi tháng 6 năm ngoái, Tổng thống Biden ký lệnh miễn thuế nhập khẩu các tấm pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam, Malaysia, Philippines và Campuchia. Việc này nhằm tăng sản lượng điện mặt trời tại Mỹ và đảm bảo an ninh năng lượng.

* Châu Phi tìm kiếm vai trung gian hòa giải Nga - Ukraine

Ngày 16-5, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa thông báo Nga và Ukraine đã đồng ý tiếp một phái đoàn nhiều nước châu Phi đang tìm cách làm trung gian hòa giải xung đột.

"Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, những người mà tôi duy trì liên lạc, đã chấp nhận sứ mệnh hòa bình do một số nguyên thủ quốc gia châu Phi dẫn dắt", ông Ramaphosa khẳng định.

Ông này cũng cho hay Liên Hiệp Quốc và Liên minh châu Phi đã được thông báo về sáng kiến. Các nước châu Phi tham gia gồm Ai Cập, Cộng hòa Congo, Senegal, Uganda, Nam Phi và Zambia.

Ông Ramaphosa cũng giải thích vì sao châu Phi muốn xung đột Nga - Ukraine kết thúc sớm. Theo ông, cuộc chiến ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến các nước châu Phi, gây ra sự gia tăng giá lương thực và nhiên liệu ở châu lục này.

Nam Phi thành tâm điểm chú ý của truyền thông sau khi bị cáo buộc chuyển vũ khí cho Nga. Các quốc gia châu Phi phần lớn có quan hệ tốt với Nga, nhưng cũng đang chứng kiến sự can dự ngày càng lớn của phương Tây.

Phút thư giãn của ông Biden

Tổng thống Mỹ Joe Biden đạp xe trong công viên bang Cape Henlopen ở thành phố Rehoboth Beach, bang Delaware, cũng là bang quê nhà của ông, hôm 14-5 vừa qua. Ảnh: AFP

Cử đặc phái viên thăm Nga - Ukraine, Trung Quốc tính toán gì?Cử đặc phái viên thăm Nga - Ukraine, Trung Quốc tính toán gì?

Hôm 15-5, đặc phái viên Trung Quốc Lý Huy bắt đầu chuyến công du thăm Ukraine, Nga để tìm giải pháp cho khủng hoảng chính trị ở Ukraine.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp