07/07/2023 06:31 GMT+7

Tin tức sáng 7-7: Lừa đảo trực tuyến gia tăng, nhắm vào người cao tuổi; Kéo dài niên hạn sử dụng xe lửa

Tin tức đáng chú ý: Lừa đảo trực tuyến gia tăng, chủ yếu nhắm vào người cao tuổi; Kéo dài niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt; Tay chân miệng gia tăng, lưu ý khi chăm sóc trẻ tại nhà như thế nào?...

Bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương thăm khám cho trẻ mắc tay chân miệng - Ảnh: DƯƠNG LIỄU

Bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương thăm khám cho trẻ mắc tay chân miệng - Ảnh: DƯƠNG LIỄU

Tay chân miệng gia tăng, lưu ý khi chăm sóc trẻ tại nhà

Bệnh viện Nhi trung ương thông tin thời gian gần đây bệnh tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng tại nhiều tỉnh thành. Đối với trẻ mắc tay chân miệng ở mức độ nhẹ, chỉ có loét miệng, tổn thương ở da đi kèm hoặc không kèm sốt thì trẻ có thể được điều trị và theo dõi tại nhà.

ThS Đỗ Thị Thúy Hậu, điều dưỡng trưởng Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi trung ương, khuyến cáo khi trẻ mắc tay chân miệng, gia đình nên cho trẻ cách ly ở nhà trong 10-14 ngày đầu của bệnh. 

Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ, cha mẹ chườm ấm ở cổ, nách, bẹn kết hợp cho trẻ uống thuốc hạ sốt thành phần Paracetamol theo khuyến cáo. Nếu trẻ vẫn sốt cao liên tục thì cha mẹ dùng Ibuprofen 5-10mg/kg/lần xen kẽ với Paracetamol (Ibuprofen cần uống theo chỉ định của bác sĩ).

Để tránh trẻ bị nhiễm lạnh dẫn đến viêm phổi, cha mẹ cần chú ý không làm ướt quần áo của trẻ khi chườm ấm. Cho trẻ uống dung dịch Oresol theo nhu cầu để đảm bảo cân bằng nước và điện giải. 

Vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng dung dịch NaCl 0,9% hoặc pha nước ấm với muối. Bôi Glycerin borat, Zytee,… vào vết loét miệng 3 lần/ngày, trước khi ăn 30 phút - 1 giờ. Tắm cho trẻ hằng ngày bằng xà phòng sát khuẩn hoặc nước sạch, sau khi tắm bôi Betadin 3% đề phòng nhiễm trùng da.

Một số dấu hiệu cảnh báo bệnh trở nặng như trẻ sốt cao không hạ; giật mình; quấy khóc dai dẳng; khó thở, nôn nhiều, nôn khan, khó nuốt, yếu chân tay, đi loạng choạng…, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được điều trị phù hợp.

Lừa đảo trực tuyến gia tăng, chủ yếu nhắm vào người cao tuổi

Lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam tăng tới 64,78% so với cùng kỳ năm 2022, chủ yếu là lừa đảo tài chính.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, trong các tháng đầu năm nay, các nhóm người dùng bị lừa đảo trực tuyến đang có sự dịch chuyển mạnh sang đối tượng là người cao tuổi, trẻ em, sinh viên, người lao động thu nhập thấp và họ chủ yếu bị lừa đảo tài chính.

Ba nhóm lừa đảo chính gồm giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác, với 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam.

Về nguyên nhân khiến lừa đảo trực tuyến tăng mạnh trong thời gian gần đây, có việc các đối tượng lừa đảo đã tận dụng được các tiện ích, công nghệ hiện đại để tạo ra những hệ thống lừa đảo tinh vi, hiệu quả, giống thật, khiến người dùng khó nhận diện hơn.

90% phụ nữ mắc các bệnh phụ khoa, xu hướng trẻ hóa

Ngày 6-7, tin tức từ Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em, Bộ Y tế cho biết vụ này phát động chiến dịch truyền thông dự phòng nhiễm khuẩn đường sinh sản với chủ đề "20 triệu phụ nữ Việt Nam, phụ khoa đúng cách - hạnh phúc trọn vẹn". Chiến dịch hướng tới giúp hàng triệu phụ nữ trên cả nước được tiếp cận và trang bị những kiến thức chăm sóc sức khỏe phụ khoa.

Theo Bộ Y tế, hiện nay có đến 90% phụ nữ Việt Nam mắc các bệnh liên quan đến phụ khoa. Đáng nói, số ca mắc bệnh phụ khoa mỗi năm tăng 15%-27%. 

Theo thống kê từ trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, mỗi năm có khoảng 8,8 triệu lượt khám phụ khoa và 3,6 triệu lượt điều trị bệnh phụ khoa. 

Trong đó, có 89% phụ nữ đã và đang mắc phải các chứng bệnh phụ khoa với cấp độ khác nhau, nhưng có 60% ngại ngùng không đi khám phụ khoa định kỳ. 35% bệnh phụ khoa có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Điều đáng lo ngại là xu hướng trẻ hóa của bệnh lý này khi không chỉ ở những phụ nữ đã lập gia đình, mà cả các thiếu nữ chưa từng quan hệ tình dục cũng có thể mắc viêm âm đạo. Nhằm góp phần giảm thiểu tình trạng trên, chiến dịch xây dựng chuỗi hoạt động tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ từ 18 - 25 tuổi và 25 - 45 tuổi. 

Bộ Giao thông vận tải đề xuất thay đổi lộ trình thực hiện niên hạn sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt - Ảnh: VGP

Bộ Giao thông vận tải đề xuất thay đổi lộ trình thực hiện niên hạn sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt - Ảnh: VGP

Kéo dài niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt có an toàn?

Tại dự thảo nghị định sửa đổi, hướng dẫn một số điều của Luật Đường sắt, Bộ Giao thông vận tải đề xuất các phương tiện đường sắt hết niên hạn sử dụng trước ngày 31-12-2030 được phép hoạt động đến hết ngày 31-12-2030.

Việc kéo dài niên hạn sử dụng phương tiện đường sắt, theo Bộ Giao thông vận tải là nhằm hỗ trợ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các doanh nghiệp vận tải đường sắt trong điều kiện khó khăn không có nguồn vốn đầu tư, tận dụng các phương tiện giao thông đường sắt sắp hết niên hạn sử dụng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, điều kiện khai thác an toàn.

Về thời gian kéo dài niên hạn sử dụng phương tiện, Bộ Giao thông vận tải cho biết theo kế hoạch xây dựng dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi), tháng 10-2025 trình dự thảo để Quốc hội thông qua và dự kiến có hiệu lực thi hành vào đầu năm 2027.

Tin tức chính trên Tuổi Trẻ nhật báo hôm nay 7-7. Để đọc Tuổi Trẻ báo in phiên bản E-paper, mời bạn đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY.

Tin tức chính trên Tuổi Trẻ nhật báo hôm nay 7-7. Để đọc Tuổi Trẻ báo in phiên bản E-paper, mời bạn đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY.

Tin tức thời tiết 7-7 - Đồ họa: NGỌC THÀNH

Tin tức thời tiết 7-7 - Đồ họa: NGỌC THÀNH

Tin tức sáng 7-7: Đề xuất lập Trường đại học Thống kê; Xem xét kéo dài niên hạn sử dụng xe lửa - Ảnh 5.

Tin tức sáng 6-7: 39 bộ, 12 địa phương giải ngân dưới 20% kế hoạch vốn đầu tư côngTin tức sáng 6-7: 39 bộ, 12 địa phương giải ngân dưới 20% kế hoạch vốn đầu tư công

Một số tin tức đáng chú ý: Đề xuất hỗ trợ lãi suất vay 2%/năm cho hộ nghèo ở TP.HCM; 37 bộ và 3 địa phương giải ngân dưới 15% kế hoạch vốn đầu tư công; Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chỉ đạo 'nóng' tuyển sinh lớp 10...

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp